Sunday, May 17, 2020

Những Tháng 4 buồn - Lê Chiến K8/72 SQTB


Những tháng Tư buồn 
Đã hơn hai tháng ngày ngưng bắn 
Ta bỏ quân trường rời Nha Trang 
Vác súng Cạc Bin về Hửu Phước 
Xa lìa Tấn Lộc cũng Phan Rang 

Sáng sớm vô làng đi công tác 
Gái Chàm làm rẩy đứng bên đường 
Ta súng trên vai đều nhịp bước 
Ngở như thao diển Vũ đình Trường 

Đêm về chui vô hội đồng xã 
Ta cứ giăng mùng ngủ mê man 
Không ai canh gác không ai thức 
Hên xui du kích mới về làng 

Tháng Tư Bảy Tư ra đơn vị 
Chi đoàn chuyển quân về Khiêm Hanh 
Bò Cạp, Chà Rầy ta dẩm nát 
Cơm sấy cá khô kiếp quân hành 

An ninh quốc lộ tuần bảy bửa 
Ta về Củ Chi qua Hố Bò 
Trưởng Xa đưa máy Anh Pha gọi 
Chắc hành quân nửa có gì lo 

Một đêm tối trời vào Đức Huệ 
Đẩy công trường 5 qua đất Miên 
Ta rút quân về Gò Dầu Thượng 
Thấy gái Việt mình tưởng gặp tiên 

Đầu tháng Tư đen về Truông Mít 
Phá chốt bên ven rừng cao su 
a có Biệt Động Quân tùng thiết 
Chết sống bên nhau dưới đạn thù 

Đến giữa tháng Tư về Xuân Lộc 
Hết xăng thiếu đạn với cả người 
Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm 
Ta gượng trên môi một nụ cười 

Gần cuối tháng Tư ra Bà Rịa 
Ta không đi phép đợi ngày mai 
Ai ngở gần như là vĩnh biệt 
Bốn mươi lăm năm giấc mộng dài 

Lê Chiến 2/15 TK (Thiết Kỵ).

***************
Một thuở học trò Tôi là con lớn trong một gia đình có 8 anh em, 6 trai, 2 gái, lúc nhỏ tôi rất khù khờ, ăn uống thì chậm chạp như con gái theo lời kể của mẹ tôi, bà lo lắng nhiều nhất là vấn đề nầy, vì lo sợ khi tôi đi lính người ta dành ăn hết chắc tôi nhịn đói, mẹ tôi thức khuya dậy sớm, tảo tần buôn bán, dành dụm tiền mua rất nhiều ruộng đất ở vùng Đại Lộc, Quảng Nam, mơ ước của mẹ tôi là mai sau hòa bình tôi về quê làm ruộng, cưới một cô vợ dưới quê buôn bán hàng ngày ngoài chợ và sinh cho bà vài đứa cháu nội, đó là ước mơ đơn giản của mẹ tôi khi tôi còn học Tiểu Học dưới quê, tôi hay theo chú Mười con út của ông bà nội ra sông Vu Gia tắm, nhìn chú lấy dây bông giấy quấn trên vai tưởng tượng là dây biểu chương của lính Nhảy Dù, đứng trên bờ la Nhảy Dù cố gắng thật lớn rồi nhảy ùm xuống sông, tôi muốn làm lính Nhảy Dù, tôi cũng la hét như chú Mười nhưng không dám nhảy xuống sông vì không biết bơi sợ chầu Hà Bá, lo cho ông bà nội mất thằng cháu đích tôn. Năm 1964 tôi ra Đà Nẵng với gia đình, mẹ và các em tôi dọn về thành phố nầy để tránh nạn CS, khi cuộc chiến lan rộng đến vùng quê hiền lành, nhỏ bé của tôi trước đó, ba tôi đi lính ngoài Huế cả năm mới về một lần, mẹ tôi bịnh hoạn triền miên nên bà để tôi chỉ huy mấy đứa em trai, trước khi tôi vào lính mùa hè năm 72 thì quân số tôi chỉ huy trong nhà đã lên hơn nữa tiểu đội 5 trai, 2 gái. Năm 1965 quân đội Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng nên CS pháo kích thường xuyên vào phi trường, vùng nhà tôi ở nằm ngoài hàng rào phi trường ĐN, nên lâu lâu cũng được lảnh vài trái hỏa tiển rơi ngoài vòng đai, ba tôi cho gia đình làm hầm trú ẩn trước sân bằng bao cát và gổ từ những kết đựng đạn 105 ly, do ba tôi mang về theo các chuyến xe lảnh đồ tiếp tế của đơn vị, mỗi đêm nghe còi báo động, tôi đánh thức các em và dẩn vô hầm tránh pháo, kinh nghiệm làm cấp chỉ huy của tôi lúc ấy chỉ có chừng đó mà thôi. Năm 1970 tôi đi học thêm ban đêm để chuẩn bị thi Tú Tài, nhờ vậy tôi cũng gặp được vài cô học trò dể thương học lớp đêm, tuy nhiên tôi không hội đủ điều kiện để lọt vào mắt xanh của họ, thằng bạn thân cùng xóm thấy tôi cô đơn cũng tội, nó bảo tôi mầy thiếu sắc thì phải có tại hay có tài mấy em mới thích, ba tôi là lính nghèo và đông con, mẹ tôi bịnh hoạn lấy tiền đâu cho tôi phung phí với mấy em nử sinh ngày đó, nó nói thiếu tại thì chỉ cần có chút tài tán gái là được, tôi thì khù khờ, nhút nhát, mỗi lần muốn mở lời với ai thì trống ngực đánh liên hồi muốn xỉu làm sao bây giờ, thằng bạn quân sư quạt mo bảo tôi tập làm thơ, rồi kẹp vô tập vở đưa cho em nào học lớp đêm mà tôi trồng cây si. Nó cho tôi mượn cuốn Giảng Văn Trung Học đệ nhị cấp có chỉ dẩn cách gieo vần thơ Đường, thơ lục bát, thơ tứ tuỵệt, ngũ tuyệt loạn xà ngầu…, tôi viết được bài nào thì nhờ nó khi đi mua báo cho má nó đánh số đề, bỏ vô hộp thư tòa soạn cho tôi, tuần nào nó lấy báo về tôi cũng hỏi nó có thơ tôi đăng chưa, nó bảo có hỏi thằng coi mục thơ của tờ báo Trường Sơn, thì bài tôi không thể đăng trong mục thơ tình vì nặng mùi sến và cải lương Dạ Lý Hương, nếu tôi chịu chuyển qua mục thơ đánh số đề có nhiều hy vọng, tôi thấy thất vọng cho cái tài thiên phú của mình trong lảnh vực thơ tình yêu, nên bỏ nghề viết lách dù đã tập tành nghề làm thơ suốt ba tháng dài, trong đau khổ của trái tim. Đầu năm 1972 thằng bạn tôi giới thiệu cho tôi thằng đàn em của nó, thằng nầy tên Đức đang tập tành làm thơ, viết văn nó là hội viên của thi văn đoàn Lạc Hồng, nhóm nó có một chủ tịch, một thư ký và vài hội viên, nhóm cần thêm người viết bài thật ra cần thêm người đóng tiền để hội hoạt động, gởi bài vào các nhật báo ở Sài Gòn vì địa bàn hoạt động ở Đà Nẵng nhỏ hẹp và hạn chế, nó mời tôi tham dự buổi họp mặt hàng tuần vào thứ bảy, tại quán nước cô Yến cạnh trường Nữ trung học Hồng Đức. Buổi họp mặt đầu tiên chẳng có gì hứng thú, anh hội trưởng bảo tôi muốn gia nhập thì đóng tiền cho cô Liên thư ký, nhà cô ở gần đó trên đường về nhà tôi, mấy hôm sau tôi rảnh ghé nhà cô Liên để nói chuyện gia nhập hội, cô ra tiếp tôi mặc bộ đồ bà ba màu tím, không biết vì cô dể thương hay tôi yêu màu tím hoa sim của nhà thơ Nguyễn hửu Loan, nên tôi đóng tiền gia nhập vô hội liền mà không hỏi han gì hết, tôi cũng ngại ngùng không dám hỏi xem các tác phẩm của cô, cô có bút hiệu Băng Hoài Thụy Liên mà tôi nhìn cô không có gì băng giá, chỉ rực ánh lữa hồng trong trái tim nhỏ bé của tôi, tôi không biết thơ cô thể loại nào, hay dở, chỉ thấy ánh mắt, nụ cười của cô làm ngây ngất hồn tôi. Từ đó tôi siêng năng đi họp, viết bài thường xuyên cho cô gởi, lâu lâu cô vui vẻ báo tin tôi có bài thơ đăng báo nầy, báo kia, cô cắt trong báo ra cho tôi, lúc nầy cô chủ quán nước tên Yến hay trò chuyện với tôi mỗi lần gặp gở, cổ muốn tôi làm thơ tặng cổ, tôi cố gắng viết mấy bài bỏ vô tập vở của cô khi đi họp ở quán nước của cô, có lần ai đó lấy trứng thằn lằn bỏ lên tập vở của cô, tôi lượm trứng lên rồi bỏ thơ vào tập vở như thường lệ, cô Yến thấy nên hỏi tôi cho cô ấy coi cái trứng, cổ xòe bàn tay cho tôi bỏ vào, tôi nắm bàn tay cô rồi bỏ cái trứng vào mà nghe lòng rung động và con tim xao xuyến, không biết sợ rớt bể trứng, hay lần đầu tiên được nắm bàn tay đẹp dịu dàng của cô chủ quán tuổi mười lăm, cái tuổi chưa đến độ tròn trăng mà thuyền tôi cũng đã ước mơ chở trăng về từ hôm ấy. Từ đó có lẻ định mệnh đã thay đổi cuộc đời tôi, tôi không còn gặp cô Liên mặc áo bà ba tím, tím cả chiều hoang trong mắt tôi mỗi lần ghé đưa bài đăng báo cho cô, tôi chỉ biết đứng trước cổng trường Hồng Đức mỗi chiều tan học, đợi cô Yến về để nhìn tà áo trắng cô thướt tha bay theo cơn gió từ sông Hàn thổi về, đôi lần tôi muốn ngỏ đôi lời nhưng không dám vì nhút nhát trước một bầy con gái, lo sợ cô mắc cở vì quen biết một nhà thơ lảng mạn vô sắc, vô tài như tôi. Tôi chọn cho mình bút hiệu Thiên Chương, cô Yến hỏi bút hiệu tôi có nghỉa gì, tôi nói Thiên Chương là văn chương của trời cho, không dám nói ngược lại hai chữ nầy cô ấy sẻ tưởng tôi cần một chút tình yêu nhỏ bé của cổ, tôi mê thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Quang Dũng và mơ ước một ngày nào đó thơ tôi sẻ mọc lên như nấm, lan tràn hết các tờ báo ở Sài Gòn cho đến cả miền Trung, miền đất khô cằn sỏi đá và cái lạnh khe khắt của mùa Đông , tôi hay bị dị ứng khi mưa và lạnh, ít khi ra ngoài vì sợ người ta thấy, bạn tôi và thằng Đức gọi tôi là Hàn Mặc Tử, tụi nó nói ít ra nhà thơ họ Hàn còn có Mộng Cầm còn tôi Cầm Kỳ Thi Tửu chẳng cầm được cái chi. Mùa hè năm đó tôi trình diện Trung Tâm Tuyển Mộ Nhập Ngũ theo lệnh Tổng Động Viên, tôi đến từ giả cô Yến lòng đau như muối xát trong hồn, có lẻ vì linh cảm đời lính ngắn ngủi sẻ không còn gặp lại nhau, hay vì lời đòi hỏi của cô mỗi tuần một lần thư, không ngắn hơn 4 trang giấy trắng, tôi chép lại hàng trăm bài thơ tôi viết cho cô vào một cuốn nhật ký, rồi mang theo tôi suốt những ngày làm lính ở trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế, Nha Trang.
************




Chuyện tháng Tư 
Giữa tháng Tư đen về Xuân Lộc 
Xe đã thiếu xăng, đạn vài thùng 
Thầy trò cả đám mười hai đứa 
Bạc áo chinh nhân giống kẻ khùng 

Quốc lộ Hai Mươi nằm hướng Bắc 
Chịu pháo từng cơn, đá cũng tan 
Từng đợt xung phong bao người chết 
Sanh Bắc, tử Nam một lũ gàn 

Gần cuối tháng Tư ra Bà Riạ 
Quốc lộ Mười Lăm đón Nhảy Dù 
Vào phố Phước Tuy trời sụp tối 
Quờ quạng trong đêm như người mù 

Hai ngày tử chiến trong vô vọng 
Chống lại pháo thù lẩn chiến xa 
Thiết Giáp, Nhảy Dù không phi pháo 
Thiếu ăn, mất ngũ lính xa nhà 

Sáng sớm di quân ra Bến Đá 
Tàn quân chưa biết về nơi đâu 
Pháo địch theo chân không ngừng nghỉ 
Cả đám giờ như rắn mất đầu 

Một đêm tối trời thuyền ra biển 
Ba Mươi tháng Tư đến Gò Công 
Quân lệnh đầu hàng vô điều kiện 
Gảy súng không đền nợ núi sông 
Lê Chiến khóa 8/72 SQTB ĐĐ

No comments: