Thursday, December 25, 2008

Vĩnh biệt Huyền Trân



Thôi đành vĩnh biệt nhé Huyền Trân
Còn gì đâu nữa tiếng ái ân
Nàng về Chiêm Quốc vui duyên mới
Ta đứng buồn thương tiếc bâng khuâng

Nhớ đêm trăng nào ở Thăng Long
Hai đứa cùng nhau dệt mộng lòng
Cùng nhau hẹn ước duyên tơ tóc
Giờ lỡ xa rồi ta nhớ mong

Từ giã Thăng Long về Đồ Bàn
Đường xa muôn dặm bước gian nan
Cung phi mỹ nử buồn vong quốc
Qua Ngũ Hành Sơn nhớ ngỡ ngàng

Thôi đành vĩnh biệt nhé Huyền Trân
Đừng trách gì ta tại số phần
Kiếp sau nếu có lần tương ngộ
Nối lại tình xưa nối ái ân

SVSQ Lê Chiến khóa 8/72


Bà sinh vào năm 1287.

Vào năm 1293, vua Trần Nhân Tông thoái vị, truyền ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, trở thành Thái thượng hoàng, lên tu ở núi Yên Tử. Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được vua Chiêm Thành Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi, người Java. Sau đó nhiều lần Chế Mân sai sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng triều thần nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành.

Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý làm hồi môn, vua Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Thế tử Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang. Theo tục nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên dàn hỏa để tuẫn tang[1]. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền, đưa Huyền Trân về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm và theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa.

Tháng 8 năm Mậu Thân (1308), Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm (1309), dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng.

Cuối năm Tân Hợi (1311), Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, bấy giờ đã qui y đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định), lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau đó, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Nộm Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự.

Huyền Trân xã báo an tường ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340). Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là "Thần Mẫu" và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn.

Các triều đại sau đều sắc phong bà là thần hộ quốc. Vua triều Nguyễn ban cho công chúa chiếu báu nâng bậc tăng là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần".

HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA

NGƯỜI CON GÁI VIỆT ÐẦU TIÊN QUA HẢI VÂN SƠN

––––––––––––––––––––––––––––––––––-
MƯỜNG GIANG

Kính tặng những người phụ nữ VN tuyệt vời trong nước, đang vào tù ra khám

vì dám đối mặt với ng?y quyền cộng sản Hà Nội

Nhà Trần kể từ Ðức Thái Tông tới vua Anh Tông, là một giai đoạn lịch sử cường thịnh nhất trong dòng sử Việt. Vua thánh tôi thần, nên đã lập được nhiều chiến công hiển hách oanh liệt nhất, qua ba lần đuổi đánh quân Nguyên-Mông ra khỏi bờ cõi Ðại Việt. Năm Tân Sửu 1301, Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông khi du ngoạn tại Chiêm quốc, có hứa với vua Chế Mân là sẽ gã Huyền Trân công chúa cho người nhưng triều đình, nhất là Vua Anh Tôn không tán thành, nại lý do xa xôi diệu vợi lại thêm phong thổ và tập quán khác biệt giữa hai dân tộc, nên không muốn đưa em gái mình tới miền đất lạ. Cuối cùng vua Chiêm phải dâng hai châu Ô và Lý, làm sính lễ mới được chấp thuận.

Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306) Huyền Trân lên đường sang Chiêm quốc khi nhà Trần đã tiếp nhận miền đất trên và đổi thành Thuận-Hóa cũng là các tỉnh Quảng Trị,Thừa Thiên và phần đất cực bắc của Quảng Nam ngày nay. Dù thời gian có đổi thay và bia lời nọc rắn của vài kẻ đố kỵ ganh hờn vẫn còn kéo dài chưa dứt, lại không ngớt đặt chuyện trách chê biếm nhẽ, nhưng muôn đời Trần Huyền Trân, cũng vẫn là một anh thư nước Việt và trên hết, câu chuyện tình tay ba giữa Huyền Trân-Khắc Chung-Chế Mân, nếu có cũng là một huyền thoại diễm tình nhất trong những mối tình đẹp có máu lệ, của những phụ nử phi thường đất Việt, mà mở đầu là mối tình đắm đưối của Trọng Thủy-Mỵ Châu,tới nay ai cũng muốn nhắc, cho dù chỉ đề thương sầu và tiếc hận cho tha nhân hay chính mình.

Xưa nay tình là cái gì, chẳng qua cũng chỉ là những niềm đau đứt ruột , nên ta sao dám trách tiền nhân, vì có ai trong chúng ta đã thoát được nợ tình ?

Người đến đó rồi đi vào thiên cổ
bỏ trơ ta với nguyện ước mùa xuân
cuộc tình hờ e ấp lắm bâng khuâng
nay thoáng chốc thành tình sầu cô quạnh ..

Ôi đau đớn trót sinh nhằm thế kỷ
nên cho dù có đắm đuối hiến dâng
người là hoa ta đâu dám lại gần
chỉ vĩnh cửu ôm tình hờ bước vội .. ’ ’

Cũng theo sử liệu còn ghi, thì phần đất ranh giới giữa hai nước Chiêm Việt lúc đó tức là các quận Hiệp Ðức, Ðại Lộc thuộc vùng tây bắc tỉnh Quảng Nam trước tháng 4-1975, nay VC gọi là huyện Hiên, huyện Giằng.. núi non trùng điệp hiểm trở, sông suối thác ghềnh chảy xiết nhưng lại có các đặc sản là trái bòn bon ngon ngọt, rừng quế và bến Giằng (Thạnh Mỹ) với câu chuyện diễm tình liên quan tới Huyền Trân Công Chúa.

Truyện kể rằng trước khi về kinh đô Ðồ Bàn (Bình Ðịnh) để làm lể sánh phong hoàng hậu Chiêm quốc, Huyền Trân cùng đoàn tùy tùng phải tới thánh địa Trà Kiệu (Quảng Nam) để tương kiến với quốc vương Chế Mân đang đợi theo nghi thức tôn giáo. Thuở đó sự giao thông đường bộ rất khó khăn, nhất là trên các thượng đạo chênh vênh hiểm trở. Khi trời sắp vào chiều thì mọi người tới một bến sông nước trong xanh vắt, công chúa muốn dừng kiệu để nghĩ nên mới biết, đây chính là phần đất cuối cùng thuộc hai châu Ô Lý vừa được nhập vào Ðại Việt.

Cảm khái trước cảnh sông núi muôn trùng, càng làm tăng thêm nổi nhớ nhà xa nước. và trên hết làợ phận gái lênh đênh nên nàng đã khóc thầm, làm cho những giọt lệ thương hận sầu tủi kia đã từ trên đôi má phấn vô tình rớt xuống dòng sông. Nhưng cũng thật lạ lùng vì nó đã không hòa tan vào dòng sông mà lại chìm sâu dưới đáy nước, kết tinh thành một viên hồng ngọc, để rồi hằng đêm nổi lên soi sáng một góc rừng lặng vắng. Bến sông này từ đó được gọi là bến Giằng, diễn tả sự bịn rịn thảm thê của nàng công chúa nước Việt, trước khi bước chân xuống thuyền qua sông, coi như vĩnh viễn đoạn lìa cố quốc.
Ngoài ra huyền thoại còn ghi rằng mùi hương từ mái tóc dài óng mượt của công chúa, theo gió ngàn phương bay vào khu rừng mông mênh trước mặt, làm nẩy sinh ra mõr giống cây đặc biệt có hương vị lạ đời nên được gọi là quế. Sau đó Huyền Trân trở thành hoàng hậu Chiêm quốc với mỹ danh Paramervan rất được vua yêu dấu, nuông chìu nên đã cho người ra tận biên giới xứ Quảng đốn gổ quế mang về kinh đô, đẻo thành đôi guốc để nàng mang trị chứng bệnh phong thổ trong suốt thời gian ‘ nước non ngàn dặm ra đi ‘.
Tóm lại từ năm 1306, cũng nhờ có cuộc hôn nhân trên với món sính lễ ‘ vuông ngàn dặm ‘ mà phên dậu của Ðại Việt lên được tới đỉnh Hải Vân Sơn cao ngất sát biển đông. Và Huyền Trân cũng là người con gái đầu tiên của nước Việt đã qua cửa ải ngăn cách giữa hai nước để theo chồng.

1-TRẦN NHÂN TÔNG :
Sinh năm 1258 trong giai đoạn đất nước vừa trãi cuộc chiến th?m khốc lần thứ nhất với giặc Mông Cổ. Ông là con trai của Thánh Tông, được lịch sử đánh giá là một minh quân thánh chúa, tài kiêm văn võ, trí thức uyên bác lỗi lạc nhất là tài ngoại giao uyển chuyển được thể hiện qua bài thơ viết năm 1289 để tặng sứ thần nhà Nguyên tên Lý Tự Diễn ‘ Tịch hiệp thiên hà tẩy chiến trần, thắng như cầm điện ngũ huyền huân ‘.Nhờ vậy nhà vua đã lảnh đạo quân dân đánh bại được hai trong ba cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ vào các năm 1285 và 1288. Thắng được quân giặc được xem là mạnh nhất thế giới vào lúc đó, đã là một chiến công kinh thiên động địa của Ðại Việt. Rồi phải làm sao để không làm chạm đến tự ái của đế quốc thực dân phương bắc, thì còn khó hơn gấp vạn lần nhưng cuối cùng vua Nhân Tông cũng xoa dịu được lòng tham của Hốt Tất Liệt nhờ sự mềm mỏng khôn khéo ngoại giao.
Có lẽ trong giòng sử Việt, không có vị vua nào có thể sánh nổi Trần Nhân Tông về lòng Nhân và đức Trí, Dũng song toàn, nhân từ với thần dân trong nước kể cả những người có tội, vị tha với kẻ thù vừa quyết đấu tử sinh nay ngã ngựa. Ngoài ra nhờ đã cùng vào sinh ra tử với quân dân trong hai cuộc chiến, nên nhà Vua cũng đã nhìn thấy sự quan trọng của vùng phên dậu biên giới phía Nam với Chiêm Thành. Vì vậy dù đã nhường ngôi cho vua Anh Tôn giữ chức Thái Thượng Hoàng nhưng Ngài vẫn hết lòng lo toan việc nước, bôn ba khắp nơi để thấu triệt tình hình. Cuối cùng đã nhận lời gã Huyền Trân Công Chúa cho vua Chế Mân để tạo nên mối tình thân như các vị vua đời Lý cũng đã làm từ trước, khi đem các công chúa Việt gã cho các vị tù trưởng Mường, Thái, Nùng.. ở thượng du. Nhờ đó mà vùng này bao đời đã trở thành phên dậu kiên cố của Ðại Việt ngăn chống quân xâm lăng phương bắc.
Lịch sữ Việt đã gọi cuộc phiêu du nam phương của Trần Nhân Tông là bước chân kỳ diệu dù rằng sự hy sinh của nàng công chúa đất Việt là nổi đau rĩ máu nát lòng nhất của vị vua nhân từ . Nhưng tất cả cũng chỉ vì lịch sử mến yêu của nước Việt mà phải hy sinh to lớn để đổi lấy sơn hà, nhờ vậy ta mới có được Huế và Sài Gòn hôm nay. Sau này, Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên cũng noi theo tiền nhân, hy sinh cả hai người con gái cưng là Ngọc Vạn và Ngọc Khoa để đổi lấy con đường an toàn cho dân Việt từ Thuận Hóa tới Mũi Cà Mâu dựng nghiệp và mở nước, công đức được sử xanh truyền tụng và ghi nhớ đời đời.
+ VUA CHẾ MÂN :

Ðọc Việt sử, tới những trang viết về cuộc tình của Huyền Trân công chúa và vua Chế Mân,thường thấy bên lề câu chuyện chính sử, có kèm theo những câu ca dao không rõ xuất xứ ,

‘Tiếc thay cây quế giữa rừng,
để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo
tiếc thay hạt gạo trắng ngần,
đã vo nước đục, lại vần lửa rơm.’

Thực tế không thấy chính sử nào đề cập tới chuyện tình giữa công chúa Huyến Trân và quan Nhập Nội Hành Khiển Thượng Thư Tả Bộc Xạ Trần Khắc Chung, mà toàn là lời đồn bên lề. Chắc là vậy, cho nên thời tiền chiến, đả có một nhà văn viết cuốn tiểu thuyết dã sử ‘ cánh buồm thoát tục’, nói về câu chuyện tình lãng mạn trên. Mới đây trên báo chí VC năm 1995, có Nguyễn Nhân Thống viết bài, nói vua Chế Mân bị bệnh phong lác, nên đã có tên là vua Lác qua tên Chàm là Po Klong Giray (1151-1205). Ðây là một sự lầm lẫn vô tình hay giả vờ quên có ác ý, với mục đích đổ dầu vào lửa, làm sống lại một niềm đau quá khứ mà chẳng ai muốn . Theo sử liệu, vua này sinh trước vua Chế Mân hơn một thế kỷ, và nổi danh là mốt đấng minh quân của Chiêm Thành. Ngài đã xây dựng Ba Tháp và Ðập Nha Trịnh, trên sông Dinh tại Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận ngày nay.

Cũng căn cứ vào sử liệu, ta biết vua Chế Mân có tên là Harijit, con vua Indravarman đệ ngủ, hiện gia phả của dòng họ này, còn thấy khắc trên văn bia Ðông Dương I và II, tại tỉnh Quảng Nam ( Trung Phần ) như sau : ‘ Triều đại UROJA, Paramxvara sinh Uroja ố Dharmaraja ố Rudravarman ố Indravarman ố Jaya Indravarman ố Jaya Sinhavarman, tức thế tử Harijit hay vua Chế Mân ố sinh Chế Chi, Chế Ðà A Bà Niêm và Chế Ða Ða ( con Huyền Trân).

Theo Việt sử, tháng sáu năm Aãt Mùi (1295), Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đi tu, sau khi nhường ngôi vua cho con là Anh Tôn. Tháng tám năm Kỷ Hợi (1299), Ngài vào núi Yên Tử, sống đời khổ hạnh và trở thành Tổ của Thiền phái Trúc Lâm, đạo hiệu Trúc Lâm Ðại Sĩ. Việc vua Trần Nhân Tông hứa gã công chúa yêu quý nhất của Ngài cho vua Chế Mân, cũng không ngoài việc ‘ anh hùng trọng anh hùng’, qua cái tư cách hào hoa mã thượng của nhà vua trẻ này, đã thể hiện vào năm 1283, vua Chế Mân đã lãnh đạo quân dân Chiêm quốc chống lại quân Mông Cổ khi chúng xâm lăng nước này. Chinh vua Trần Nhân Tông đã tăng cường, 2 vạn quân và 500 chiến thuyền sang giúp Chiêm Thành trong lúc đó.

Do tình cảm gắn bó tốt đẹp trên , nên khi Thượng Hoàng cùng với đoàn tăng lữ sang tham quan và nghiên cứu tình hình tôn giáo của nước này, được dịp chứng kiến hành động của vua Chế Mân, khiến ngài quý trọng mới chịu gã Huyền Trân. Theo sử, thì tháng 2 Aãt Tỵ (1305), sứ bộ nước Chiêm do sứ thần Chế Bồ Ðài tới Thăng Long, dâng lễ cầu hôn, tháng 6 năm Bính Ngọ (1306) thì gã công chúa Huyền Trân. Nói tóm lại, qua con mắt của Trúc Lâm Ðại Sĩ, việc gã công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân là xứng đáng vì nhà vua là bậc anh hùng thời đại, chứ không phải thằng Mường hay Mán, cũng không phải là lửa rơm hay nước đục gì cả. Ngoài ra hiện nay có ít người không biết dựa vào nguồn sử liệu nào, đã kết tội cho nhà Trần là đem Huyền Trần gã cho Chế Mân, mục đích chỉ để chiếm đất đai của người Chàm. Họ quên là lúc đó, Ðại Việt rất hùng mạnh, kể cả đế quốc Nguyên Mông vô địch thế giới, nhưng khi đến nước Nam, cả ba lần đều bi đánh tan. Như vậy lúc đó, trong sức mạnh xẽ núi đó, quân Việt nếu có lòng xâm lăng cướp đất lân bang, liệu người Chiêm chống giữ nổi hay không ?

Về việc bia miệng căn cứ chuyện Khắc Chung cứu Huyền Trân, sau đó gần một năm mới về nước, mà cho rằng hai người đã tư thông. Chuyện này đến nay vẫn là huyền thoại vì chính sử không hề nhắc tới. Theo sử liệu, trong phái đoàn sang Chiêm Thành giải cứu công chúa Huyền Trân lúc đó, rất đông đảo, ngoài Chủ tướng họ Trần còn có An phù sứ Ðặng Vân..

Phương chi, Thượng tướng Trần Khắc Chung là một người rất có danh vọng đời Trần, ông còn là một thiền sư, đã từng đề bạt cho tập ‘ Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục’ do nhà sư Pháp Loa biên tập, vua Nhân Tông hiệu đính. Bao nhiêu đó đủ thấy đạo đức của ông, vì vậy sau khi về triều, Trần Khắc Chung vẫn được từ vua tới dân chúng kính nể ngưỡng mộ, qua các triều Anh Tông, Minh Tông. Sau rốt theo sử, cho biết vua Anh Tông rất nghiêm khắc, nếu quả thật Trần Khắc Chung tư thông với Huyền Trân, làm nhục quốc thể Ðại Việt, liệu ông có thoát được sự trừng phạt của triều đình lúc đó, như thượng phẩm Nguyễn Hưng, chỉ can tội đánh bạc, mà đã bị vua Anh Tôn ra lệnh đánh chết vào tháng ba năm Bình Thân 1296.

+ HẢI VÂN QUAN :

Từng được nổi danh là ‘ thiên hạ đệ nhất hùng quan ‘ và được sáp nhập vào lãnh thổ Ðại Việt vào năm 1306 nhờ cuộc hôn nhân giữa Công Chúa Huyền Trân và Vua Chế Mân. Hải Vân Quan nằm trên cao độ 1192m sát biển Ðông. Sự kiện lịch sữ này đều được ghi trong các tài liệu cổ như Dư Ðịa Chí của Nguyễn Trãi (1438) , Thiên Nam Du Hạ Tập thời Hồng Ðức (1470-1494), Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An (1555) , Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Ðôn (1776) và Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1821).. đều mô tả sự hùng vỹ với độ cao tới tận mây xanh và tiếp liền với biển cả, cho thấy tầm mức quan trọng của một biên ải từng ngăn chận bước tiến của quân Việt trên đường về phương nam.



Về địa thế của Hải Vân Sơn, căn cứ vào các bản đồ xưa như Thiên Nam Tứ Chí Lộ Ðồ Thư (1630-1653) , Giáp Ngọ Niên Bình Nam Ðồ (1774) và sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Ðịa Chí (1806) của Lê Quang Ðịnh .. đều có ghi Ải nằm trên đường quan lộ Bắc-Nam. Ðây là nơi đã tạo rất nhiều cảm hứng cho các danh nhân qua nhiều thời đại như Lê Thánh Tôn (1471) , Chúa Nguyễn Phúc Chu (1719).. Tuy nhiên Hải Vân Quan thời trước được xây dựng rất sơ sài, mãi tới năm 1826 đời vua Minh Mạng, ải mới được kiến trúc kiên cố và hùng vĩ. Tất cả đều được ghi lại trong các sách Ðại Nam Thực Lực, Minh Mệnh Chính Yếu và Ðại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn.

Thời Pháp thuộc đã cho phá hủy một đọan đường dài trên quan lộ xuyên Việt để làm quốc lộ 1 không còn chạy qua cửa ải theo con đường cũ cao chót vót trên đỉnh núi. Tóm lại Ải Hải Vân Sơn còn lại ngày nay là một công trình được xây dựng từ thời vua Minh Mệnh. Nhưng cái nền cũ của Ải đã có từ bao đời, hằng in đậm bước chân của tiền nhân mang gươm đi mở cõi. Trong số đó có một người con gái Việt mang tên Huyền Trân. Năm 1859 liên quân Pháp-Y Pha Nho do Rigault de Genouilly và Théodore Francois Page chỉ huy, trên đường từ Ðà Nẳng ra Huế, đã bị quân Việt chận đứng tại Ải Hải Vân. Vị tướng chỉ huy lúc đó là Phạm Văn Nghị đã cảm hứng viết ‘ Ải mây trên vách đá sừng sững, công tích ghi truyền muôn đời sau ‘.

+ THÀNH LỒI : Tên gọi một lũy đất nàằm trong địa phận hai xã Thủy Xuân và Thủy Biều lấn sang một phần Phương Ðức, cách cố đô Huế về hướng tây-nam khoảng 7 km. Từ ngày 17.5.1996 VC tại Huế đặt tên cho đoạn đường chạy ngang qua đây là Huyền Trân Công Chúa, còn đường Huyền Trân cũ trước tháng 4-1975 thì đổi thành Bùi Thị Xuân.



Tới nay vẫn chưa có ai giải thích được xuất xứ của ‘ tên thành Lồi ‘ kể cả học giả người Pháp là Léopold Cadière (1892-1955) và sử gia Tạ Chí Ðại Trường qua bài viết đăng trên tap chí Sử Ðịa số 17-18 xuất bải tại Sài Gòn 1970..



Cuối cùng cũng vẫn là miệng đời được lưu truyền trong vùng này tới nay vẫn được người ta nghe qua rồi kể lại câu chuyện có liên quan tới cuộc tình của Huyền Trân và vua Chế Mân bắt nguồn từ năm 1306 với món sính lễ là hai châu Ô và Lý. Miền đất này được Trần Anh Tôn sai tướng Ðoàn Nhữ Hài tới tiếp nhận và đổi tên là Thuận-Hóa năm 1307.
Cũng trong năm này vua Chế Mân đột nhiên qua đời và theo phong tục Chiêm Thành, thì hoàng hậu lẫn phi tần phải lên giàn hỏa để chết theo vua. Do đó vua Anh Tôn đã sai tướng Trần Khắc Chung cầm đầu phái bộ qua nước này mượn cớ phúng điếu và cứu được Huyền Ttân đem về Thăng Long. Ðiều này đã làm cho người Chàm tức giận nên tân vương là Chế Chi (Java Simhavarman IV) cử 5 vạn binh mã do một tướng lãnh tên Lồi chỉ huy đánh chiếm lại hai châu Ô và Lý đã dâng hiến cho Ðại Việt.
Nhưng quân Chiêm đã bị chận lại bên này bờ sông Trong (sông Hương ngày nay) bởi quân Trần do Ðoàn Nhữ Hài chỉ huy. Hai bên cầm cự bất phân thắng bại nên tướng Lồi của Chiêm Thành đề nghị hưu chiến với thỏa ước ‘ mỗi bên phải xây ngay trong đêm một biên thành để chứng minh chủ quyền ‘.Ai thua phải rút quân về nước để tránh cảnh sinh linh đồ thán. Cuối cùng nhờ mưu trí nên chỉ trong một đêm Ðoàn Nhữ Hài đã dựng được một tòa thành đồ sộ cao ngất bằng gạch vôi, có cả cổng chính và phụ với cờ xí cắm đầy. Người Chiêm buồn rầu chấp nhận thua trận và rút quân về nước.

Thật sự thì ngôi thành mà Ðoàn Nhữ Hài đắp vội trong đêm chỉ làm bằng phên tre được sơn phết trang hoàng như thật. Riêng ngôi thành của người Chiêm đắp bằng đất ở mạn nam sông Hương nay vẫn còn dấu tích và được địa phương gọi là thành Lồi, nằm kế bên một hồ nước lớn có ngôi miễu thờ Long Vương hay điện Voi Ré, bên kia là đồi Long Thọ.



Câu chuyện truyền khẩu trên đã được Nguyễn Chí Thành sưu khảo viết bút ký đăng trên tập san Khai Trí Tiến Ðức số 4 xuất bản tại Hà Nội năm 1941 (Gốc tích Thành Lồi ở Huế) . Sau này Nguyễn Ðổng Chi (1915-1984) đã dựa vào tài liệu trên để viết ‘ sự tích thành Lồi ‘ trong tác phẩm ‘ kho tàng truyện cổ tích VN ‘.Theo tài liệu còn ghi trong Dại Nam Nhất Thống Chí ‘ vào năm 1833 vua Minh Mệnh cho xây một ngôi miếu tại Thành Lồi để thờ cúng các vị vua Chiêm Thành, thường niên đều cử các quan hàng tam phẩm tới tế lễ. Ngôi miếu trên đã bị thực dân Pháp phế bỏ năm 1911 khi mở các trục lộ giao thông xuyên qua vùng này nhưng bị dân chúng Việt lẫn Chàm phản đối kịch liệt, nên tòa khâm sứ Huế phải xây lại một ngôi miếu mới cũng gần đó và tồn tại tới năm 1945 ..

2–HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA VỀ CHIÊM QUỐC :

Sử đã kể lại cuộc tiễn đưa Huyền Trân công chúa về Chiêm quốc làm vợ vua Chế Mân, thật long trọng. Từ kinh đô Ðại Việt đến Bến Ðông Bộ Ðầu, cờ xí rợp trời, hai bên đường người đứng xem đông nghịt.

Dẫn đầu là sứ bộ Chiêm Thành, kế đó là kiệu hoa của công chúa, bên tả là kiệu của Văn Túc Vương Trần Ðạo Tải, bên hữu là kiệu của Thượng tướng Trần Khắc Chung, tiếp theo là Trí Khu Mật viện Sự Ðoàn Nhử Hài, Trạng Nguyên Mạc Ðỉnh Chi, Hoàng Giáp Nguyễn Trung Ngạn. Ðoàn tuỳ tùng gồm các quan văn võ và hoàng gia theo đưa tiễn, trên ngàn người. Riêng dân vì lòng mến mộ một vị công chúa vì nước hy sinh, lại có đức hạnh và nhan sắc thiên kiều bá mỵ, nên nô nức rủ nhau đi xem đông không kể xiết.
Dù cố gat lệ trước mặt những người đưa tiễn, nhưng công chúa cũng không sao cầm lòng nổi khi bước chân xuống thuyền, nên nàng chỉ còn biết đưa tay vái lạy,non nước và đồng bào trong giờ vĩnh biệt. Người sau cảm thông nổi niềm cay đắng của một kiếp hoa vì nước quên mình, nên đã trút cạn lòng mình trong lời ca bi thiết của điệu Nam Bình :
‘Nước non ngàn dặm ra đi,
Mối tình chi
Mượn màu son phấn
Ðền nợ Ô Ly
Xót thay vì
Ðương độ xuân thì.. ’ ’
Và rồi một phát pháo hiệu nổ vang, tiếp theo là hàng chục ánh pháo bông tỏa sáng khắp bầu trời. Ðoàn thuyền căng buồm rời bến. Trong khoang thuyền, công chúa ngồi giữa hoa trầm thơm hương ngào ngạt nhưng hồn thì như đã gởi tận ngàn phương. Bên tai, tiếng cha già căn dặn vẫn còn văng vẳng :’ Ðây là cuộc tình ngoại giao, con phải cố làm sao giữ hòa khí giữa hai nước và trách nhiệm làm làm vợ đối với Chế Mân ‘.Thuyền ra khỏi cửa biển Ðại Hoàng vừa lúc hoàng hôn ập xuống bao trùm vạn vật. Người buồn gặp cảnh càng buồn hơn, làm ai có thể ngăn được lệ, huống chi là một công chúa đa sầu ?



Thật ra nhiệm vụ của Huyền Trân hoàn toàn khác xa với lần đi cống Hồ của Chiêu Quân hay Trần Hạnh Nguyên. Công Chúa lấy chồng vì trách nhiệm với đất nước, vừa đem về bờ cõi thêm hai châu Ô-Lý, vừa kết thân với Chiêm Quốc làm thành thế phên dậu, chống giặc Mông-Nguyên phương bắc. Thế nhưng thiên hạ cứ vô tình, mai mỉa, ngay cả hoàng tộc cũng không tha

hoài công mà gã chồng xa,
trước là mất giỗ, sau là mất con.. ’ ’

Sáng hôm sau, trong khi đoàn thuyền hoa còn đang lênh đênh trên biển, thì bổng vang lên một tiếng pháo lệnh thật lớn, thì ra đoàn thuyền rồng của vua Chế Mân ra tận biển rước công chúa. Khi hai đoàn thuyền xáp lại gần nhau, bên thuyền Hoàng gia Chiêm Thành trống kèn, đàn sáo vang lên rộn rã. Trong lúc đó, đoàn thuyền của Ðại Việt cũng đốt pháo mừng, xác pháo theo gió bay đỏ cả mặt biển. Hòa thượng Du Già, trong bộ áo cà sa màu vàng, đội mũ hoa sen, đứng trước mũi thuyền rồng, đại diện cho vua Chế Mân, tiếp kiến Hòa thượng Minh Thái, đại diện cho vua Trần Anh Tôn của Ðại Việt. Sau đó hai đoàn thuyền song song tiến vào đất liền, nơi biên giới giữa hai nước.

Thuyền cập bến, cũng vừa lúc vua Chế Mân từ kiệu vàng tiến lại. Nhà vua cao lớn, mình vận áo bào trắng, quần che cũng màu trắng, ngoài khoắc áo giáp đan bằng sợi vàng, chân mang hia đen thêu chim thần Garuda. Ngang ngực thắt đai ngọc, lung lẳng bên hông là một thanh bảo kiếm khắc hình thần Ganesa đầu voi mình người, võ kiếm bằng vàng, chuồi kiếm bằng ngà voi nạm hồng ngọc. Ðầu đội mũ trụ bằng vàng, chóp nhọn, trên đỉnh nạm một viên ngọc quí to bằng trứng chim sẽ, luôn luôn tỏa ánh sáng bảy màu.

Vua còn trẻ, da màu nâu sạm nhưng cốt cách thanh kỳ, toát lên cái vẽ hào hoa phong nhã của một quân vương đa tình, đa cảm. Bên này, Huyền Trân e ấp chấp tay khép nép chào nhà vua bằng tiếng Chàm, khiến vua sững sờ không ngờ một nàng công chúa Ðại Việt , lại thông thạo tiếng nước mình một cách trôi chảy. Rồi cả hai sóng đôi bước về phía kiệu đang chờ, giữa tiếng hô chào vang dậy của thần dân Chiêm quốc, dành cho một hoàng hậu người Ðại Việt. Trước hương án nghi ngút khói hương nơi vùng biên tái, có sự chứng kiến của Hoà thượng Minh Thái, bên cạnh công chúa Huyền Trân, quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân dõng dạc tuyên bố sẽ dâng hai châu Ô-Lý cho Ðại Việt như lời hứa để làm sinh lễ cưới công chúa Ðại Việt, phong cho công chúa Huyền Trân làm hoàng hậu Chiêm quốc, tên hiệu là Paramervan, cùng với hoàng hậu Tapasi, cả hai đều làm mẫu nghi thiên hạ.

Tương truyền, khi còn cầm quyền, vua Chế Mân đã lập vườn Mai Uyển ở Cà Ná, ranh giới giữa Ninh và Bình Thuận. Tại đây, vua cùng hoàng hậu Paramervan (Huyền Trân) dạo chơi và thưởng ngoạn các loại hoa quý trong vườn, nhất là Mai đủ loại, từ bạch mai, hồng mai hai tầng cánh rất lạ cho tới loại hoàng mai cánh vàng mỏng mà ta thường thấy trong những ngày tết.

Trước khi Việt Cộng từ Nga Tàu tràn vào đô hộ VN, thị xã Phan Thiết có một con đường rất dài, chạy dọc theo bờ sông Mường Mán, từ Trường Trung Học Tư Thục Chính Tâm ở Bình Hưng, qua Ấp Hưng Long và Vĩnh Phú, tới tận cửa biển Thương Chánh, mang tên Huyền Trân Công Chúa. Ðây cũng là một trong những con đường diễm tình của Phan Thiết, vì hằng ngày có rất nhiều tà áo dài trắng của các trường trung học xuôi ngược, khiến cho con đuờng đã heo hút vì chiều dài, lại càng thêm gợi tình, khi những cánh hoa đẹp mất hút trong mù sương nhưng vẫn để lại chokhách tình si một mùi hương diễm tuyệt :



‘ Chào em áo trắng giờ tan học

gót ngọc làm mây vỡ cuối trời

phố nhỏ buồn hiu chờ thức giấc

những hàng phượng cũng vổ tay vui ‘

Cảnh vẫn còn đó mà người xưa đâu tá ? kể cả tên đường ‘ Huyền Trân Công Chúa ‘, cũng bị VC xóa sổ và thay vào cái tên lạ hoắc Võ Thị Sáu, không biết đâu mà mò. Ðời nay, gần như những bí ẩn của lịch sử thế giới bao đời, bị văn minh khoa học soi sáng, đào bới tới tận âm phủ, vậy mà vẫn còn không ít người cứ cầm đuốc đi giữa ban ngày để tìm ánh mặt trời, thì trách sao được mấy trăm năm trước, miệng đời nọc rắn ganh tị, thêm bớt lịch sử.

Nhưng sự thật vẫn là sự thật, nên VC ngày nay có tốn cả biển sơn để trét mặt, thì cái tham tàn bạo ngược,bán nước hại dân của Hồ Chí Minh và đảng cọng sản đệ tam quốc tế, vẫn sờ sờ hiện ra trên lớp sơn hào nhoáng trơ trẽn. Cho nên chúng ta cũng đừng bận tâm, khi thấy các nhân vật lịch sử bao đời của dân tộc Việt, thỉnh thoảng bị ai đó ném bùn nhưng có tổn hại gì đâu, trái lại đây là dịp để cho tiền nhân có dịp mĩm cười với nhân thế :

Trong đầm gì đẹp bằng sen
lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
nhụy vàng bông trắng lá xanh
gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. ‘

Ngậm máu phun người, trước đỏ và thúi miệng mình là vậy đó, vì chắc gì máu dơ dính được ai ? . Bởi vậy không ai có thể lội ngược thời gian để mà xóa bỏ sự thật lịch sử bằng chụp mũ, ngụy biện hay gì gì chăng nữa vì lịch sử vẫn là lịch sử cho dù đó là những câu chuyện rất tàn nhẫn và nát lòng mà bất cứ ai cũng đều không muốn nhắc lại để thêm đau lòng ./-

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Ðầu năm 2009
MƯỜNG GIANG

Saturday, December 20, 2008

Ngày về Tân Uyên

Cảm thán
[ Mỹ nhân bên hoa sứ ]

Dung nhan hoa sắc tương ánh hồng
Môi thắm nụ hồng cợt gió đông
Ai đem hoa sắc khơi màu nhớ
Ai nhớ về ai ai nhớ không ?

Huỳnh Vân CĐ 2/15 TK






Hôm qua Chi Đoàn về Tân Uyên
Có cô em gái tóc đen huyền
Gánh bưởi đường xa về bên chợ
Áo bà ba tím đẹp như tiên

Anh lính mủ đen đồ ủi hồ
Xi ra đánh bóng bốt đờ sô
Rập rè theo bước cô hàng bưởi
Tán tĩnh đôi lời nói với cô

Vài anh Thiết Kỵ uống cà phê
Quán nhỏ cô em xỏa tóc thề
Kể chuyện ngày qua vùng tuyến lữa
Có bao đồng đội chẳng trở về

Cô hàng bán rượu mắt bồ câu
Mừng anh lính trận buổi bên nhau
[Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu]

Hôm nay Chi Đoàn về Bình Dương
Xa Tân Uyên quán nhỏ bên đường
Nhớ người em gái hôm dừng bước
Cơn mộng đêm nầy nghe vấn vương

Lê Chiến khóa 8/72

Friday, December 19, 2008

Giáng sinh & Năm mới




(Kính gửi toàn thể đồng môn quân trường Đồng Đế-Nha Trang như lời CHÚC PHÚC)

Giáng sinh thơ thẩn đến gần
Sắp tàn năm cũ , Đông Quân(*) đang về
Chúc đồng môn khắp sơn khê
Từ quê nhà đến bên kia bán cầu
Nhận nhiều ân phước bền lâu
Chiến binh hồn giữ tình sâu thuở nào
Thần Đồng Đế như trăng sao
Trăng lên sáng tỏ, sao hoài lung linh
Giáng sinh năm về một lần
Ươm mầm hạnh phúc dâng tràn dương gian
Hai ngàn linh chín (2009) chứa chan
Hoa Xuân hé nụ, Đông tan tan dần
Đồng môn lòng mở thênh thang
Tâm Xuân xua hết tà ma cõi trần
Năm mới ngát hương thanh tân
Trao nhau quả ngọt trên cành yêu thương
Đồng môn như con muôn phương
Đồng Đế là Mẹ vạch đường con đi
Giáng sinh, năm mới, xuân thì
Muôn hoa hát khúc ân tình nuớc non

11:30PM, 19-12-2008
Trần Ngọc Tấn
Khóa 8/72 Đồng Đế

(*)Đông Quân: Chúa Xuân

Thursday, December 18, 2008

Mùa Đông Dakota


Mùa Đông Dakota
Trời Da ko ta lạnh
Phố vắng đường cô liêu
Chim về Nam vổ cánh
Tuyết trắng rơi thật nhiều

Anh là hơi sưởi nóng
Thở trong hồn yêu đương
Cho em đừng lạnh cóng
Những đêm dài tha hương

Anh như là chiếc áo
Che gió về lạnh thân
Để những ngày giông bão
Ấm trong lòng tình nhân

Tháng ngày qua rất chậm
Da ko ta mùa đông
Ôm em vòng tay ấm
Hôn em nụ hôn nồng .

SVSQ Lê Chiến khóa 8/72

Wednesday, December 17, 2008

Trai thời chiến


Phạm Hùng, TX
Tuổi 19, xếp bút nghiên nhập ngủ
Bỏ sau lưng ấp ủ chuyện tương lai,
Tung Hoành Sơn gội nắng gió tháng ngày
Tròn bổn phận làm trai thời chiến loạn

Gót chân nhỏ, nhưng lòng son gan thép,
In dấu hài khắp chốn đất quê hương
Nơi Cao nguyên sỏi đá với rừng thiên
Trải dài xuống bưng biền vùng đất cuối

Ôm lý tưởng thanh bình cho sông núi,
Chống bạo tàn, dành cuộc sống ấm no
Ðổi máu đào, xương trắng lấy tự do
Thề nối bước cha anh vì đại nghĩa ..

Quyết xông pha , vẫy vùng nơi trận địa
Bom đạn gào đâu sờn chí nam nhi
Như Kinh Kha, dẩu có một lần đi
Gương Tráng Sĩ muôn đời soi hậu thế

Từng vùng đất cháy đen thành hoang phế,
Nay hồi sinh chào đón những đóa hoa
Rừng hoang vu ngập ánh nắng chan hòa
Ðồng lúa cháy ..xanh lên màu mạ mới

Những bước chân hầu như không biết mỏi,
Bước hành trình nặng trĩu …nỗi niềm riêng,
Chờ đợi ngày bom đạn đã ngủ yên
Về nối lại chuyện ngày xưa thuỡ ấy …

Hẹn em nếu có kiếp sau



"Chàng chiến sĩ đa tình Khoá 10B/72"

Tặng chiến sĩ Biệt kích Phạm Hòa

Chàng biền biệt trong cõi xa mưa gió
Thiếp ở nhà ngày vò vỏ đợi trông
Nhắn gió mây cho Thiếp gởi tấm lòng
Nàng cô phụ nhớ mong người chiến sĩ ...

Phạm Hùng, TX


Bao năm tìm bóng hình xưa
Nối lời ước hẹn còn chưa hôm nào
Trời cao đất rộng làm sao..!
Biết người nay ở nơi nào mà mong?

Một chiều mưa tạt bên song
Tin xa đưa đến ôm lòng quặn đau!
Nàng đi về cõi xa nào…
Bên trời Tây lạnh .. chàng gào khóc ai..!


Em ơi! Duyên phận không may
Kiếp nầy phải chịu đọa đày xa nhau
Hẹn em, nếu có kiếp sau
Tình anh vẫn mãi dạt dào cho em …

Những Vần Thơ Trà Mi


Trà Mi
© DCVOnline

Nhớ một ngày giã từ vũ khí,
Tấm thẻ bài hoen rỉ nơi đâu ?
Trại tù cải tạo đọng sầu,
Nước phèn cơm chấy nhuộm mầu sạm da.

Nhớ một ngày giã từ vũ khí,
Trong tủi hờn hoang phí đời trai.
Lê la cuộc sống tù đày,
Tuổi xuân vùi dập tương lai mịt mù.

Nhớ một ngày giã từ vũ khí,
Trong bàng hoàng kinh dị cơn mê.
Xác thân gầy héo thảm thê,
Chập chờn vất vưởng bước lê tủi hờn.

Nhớ một ngày giã từ vũ khí,
Vẳng bên tai tiếng quỉ lời ma.
Râm rang ra rả hò la,
Vuốt nanh rực máu A Ka chiả gìm.

Nhớ một ngày giã từ vũ khí,
Nơi rừng sâu đất rỉ đỏ sương.
Nước chan mì lát đoạn trường,
Đọt rau rắn mối quí dường trân châu.

Nhớ một ngày giã từ vũ khí,
Xác không hồn hoại chí nam nhi.
Tuổi xuân hoang phí vô tri,
Hờn câm tủi nhục không gì đau hơn.

Lòng trong vơi nổi oán hờn !!!

==================================

Đài Tưởng Niệm Bất Diệt

"Vị Quốc Vong Thân" nay phủ mờ rêu
Cũ kỹ, phong sương, tàn tạ ráng chiều
Tượng Tiếc Thương, kẻ thù giật ngã
Như chính nghĩa một thời đã đổ xiêu

Những trang chiến sử có thể nào quên?
Anh hùng vị quốc sao bị xoá tên?
Không! Đài tưởng niệm là vĩnh viễn
Trong những trái tim, kiên cố, chói loà

Chào anh! Người lính Việt Nam Cộng Hoà
Dù chỉ nắm xương tàn, rã thịt da
Hay phế nhân, thân già nua, tàn tạ
Muon đời vị trí bậc cha kiên cường

Chào anh! Người lính bạn đáng thương
Chết nơi chiến trường cách một đại dương
Với người thân chờ nơi đất lành Mỹ Quốc
Cho đuốc Nữ Thần sáng rọi Viễn Đông

Bảo vệ miền Nam một quãng đường
Tự do, trù phú, no ấm tình thương
Hai mươi năm chinh chiến, máu xương
Mãi còn tô đẫm thiên trường sử ca

Monday, December 15, 2008

Thư gởi người em gái


Minh Vũ

Chiều hôm nay có ai về quê cũ
Tìm dùm tôi người con gái tên Duyên
Nhắn với em tôi giữ trọn lời nguyền
Em gắng đợi chờ ngày về tao ngộ

Nay quê nhà chắc đến mùa lúa trổ
Cánh đồng làng rộn rã tiếng hò khoan ..
Tôi ở đây ngày vẫn bước nhịp nhàng
Cất tiếng hát quân trường vang tiếng gọi

Thao trường .. đổ mồ hôi lên cát sõi
Mai chiến trường bớt đổ máu đào rơi!
Ðời chiến binh phiêu bạt bốn phương trời
Mang chí cả tung hoành muôn vạn nẽo…

Chiều Bải Tiên ngồi nhìn từng đợt sóng
Nghe rì rào tôi ngỡ tiếng em trao
Thì thầm nhau câu hẹn ước hôm nào
Yêu nhau mãi cho dù mình xa cách …

Ðêm Nha Trang tôi đứng nhìn biển rộng

Ngắm ngân hà tôi mơ mộng vu vơ
Có vì sao rơi rớt thật xa bờ
Chợt cảm thấy lòng bâng quơ xao xuyến ..

Em yêu hởi! Những ngày xưa quyến luyến
Kẻ phương nầy, phương đó nhớ thương nhau
Cầu mong ngày đất nước hết binh đao
Mình sẽ mãi bên nhau em yêu dấu ..
Minh Vũ

Cánh hoa chưa kịp cài lên tóc



Minh Vũ

Sáng hôm nay tình cờ em đọc được
Những bài thơ thầm ước buổi chiến chinh
Của các anh lính viết lúc đăng trình
Buồn nhớ lại chuyện tình mình ngày cũ

Em hôm nay đã trở thành thiếu phụ
Thuỡ xa xưa em ấp ũ một thời
Làm người yêu lính chiến suốt một đời
Theo Lính bước khắp nơi vùng đất nước.

Em diễm phúc được tròn lời nguyện ước
Gặp người hùng áo chiến thấm phong sương
Chàng hiên ngang xuất hiện buổi tan trường
Em e ấp tình vương trao ánh mắt…

Tình chớm nở áo rừng xanh, áo trắng
Sánh vai nhau chung bước những ngày mơ
Thầm nguyện ngày đất nước hết đôi bờ

Ðể ước vọng thành bài thơ diễm ảo ..
Chàng hiên ngang đâu xá gì xương máu
Ngăn giặc thù tràn ngập chốn biên cương
Những lá thư viết vội từ chiến trường
Em nhận được còn vương mùi khói súng ..

Cánh thư xanh chàng viết mưa ướt sủng
Hẹn ngày về sẽ hái một cành hoa
Vùng Tam biên heo hút núi đồi xa
Cài mái tóc người yêu quà tao ngộ…

Em chờ đợi qua hết mùa Phượng trỗ
Những ngày hè nắng đổ ngập đường xưa
Một mình em đếm bước dưới nắng trưa
Nghiên nón lá mỏi mắt đưa mong nhớ

Ngày gặp lại chàng ..không bao giờ nữa ..!
Một sáng buồn em khóc ngất tiễn đưa
Nghe tin anh gục ngã buổi chiều mưa
Hoa rừng dại còn chừa dành về phép …

Anh Lính chiến, ”Tình anh luôn vẫn đẹp ”
Cho dù anh ..lỗi hẹn đã không về
Chiến chinh làm dang dỡ nghĩa phu thê
Xin hãy giữ cành hoa chờ tao ngộ ..

Hẹn em, nếu có kiếp sau


Thuỡ quê hương trong cơn lửa loạn
Tuổi thanh niên lắm nỗi truân chuyên
Chàng sinh viên xếp lại bút nghiên
Mặc áo Lính thay màu áo trắng …

Tình vừa chớm cũng theo số phận
Của người trai vì vận nước non
Uyên ương ước hẹn sắt son
Thề nguyền cố giữ lòng son đợi chờ …

Chiến chinh khói lửa từng giờ
Sông Tương người đứng bên bờ đợi trông
Chinh phu vẫn một tấm lòng
Yêu người chinh phụ, thầm mong ngày về ..

Nhưng Chàng còn nợ nhiêu khê
Nàng chờ mỏi mắt người về thấy đâu ..!
Xa hương trong cơn bể dâu
Thôi rồi ..! Không biết tìm đâu người tình ..

Chàng về tìm lại bóng hình
Người yêu ngày cũ của mình nay đâu?
Biển xanh nay hóa ruộng dâu
Ðường xưa nay đã phủ màu lá rơi ..

Thôi rồi ..! Mỗi đứa một nơi
Từ đây duyên phận số Trời sắp cho
Cầu xin em gặp chuyến đò
Êm xuôi không có sóng to bão bùng…

Chiến binh tàn cuộc não nùng
Quê hương tan tác.. chịu chung số phần!
Sa cơ thất thế tấm thân
Tù đày khổ nhục trăm lần đắng cay

Rồi chàng cũng có một ngày
Rời xa xứ sở đọa đày ra đi
Chiến binh từ giã chinh y
Tha phương viễn xứ xá gì nắng mưa

Bao năm tìm bóng hình xưa
Nối lời ước hẹn còn chưa hôm nào
Trời cao đất rộng làm sao..!
Biết người nay ở nơi nào mà mong?

Một chiều mưa tạt bên song
Tin xa đưa đến ôm lòng quặn đau!
Nàng đi về cõi xa nào…
Bên trời Tây lạnh .. chàng gào khóc ai..!

Em ơi! Duyên phận không may
Kiếp nầy phải chịu đọa đày xa nhau
Hẹn em, nếu có kiếp sau
Tình anh vẫn mãi dạt dào cho em …
Hết

Quê hương bỏ lại bên trời ...


Minh Vũ

Xứ sở nào em bỏ ra đi
Liều mình vượt biển xá chi bão bùng
Trời thương cho đất tạm dung
Sống vui quên kiếp khốn cùng khổ đau

Dẫu rằng không quá sang giàu
Nhưng em thỏa nguyện ước ao làm người
Mong sao đời được yên vui
Tự do hạnh phúc xứ người xa xăm

Ngày đi, em tuổi trăng rằm
Ðến nay tóc đã lăm răm đổi màu
Thời gian trôi vụt qua mau
Tưỡng như là giấc chiêm bao còn hoài…

Quê em ngày đó không may
“Búa liềm” giáng xuống trần ai đoạn trường..!
Cờ đỏ phủ ngập thê lương
Bắc Nam xuôi ngược tìm đường ra khơi

Em vừa tuổi chớm xuân thời
Rưng rưng gạt lệ xa quê đêm Hè
Trăng lên tìm đến chiếc ghe
Mà lòng se thắt ..nặng đè bước chân …

Hôm nay nhớ chuyện xa gần
Buồn vui lẫn lộn bâng khuâng trong lòng
Nửa đời xa xứ nhớ mong
Ðã như kết lại thành dòng tâm tư ...

Viễn phương ngày đó còn như
Chập chờn ẩn hiện quá ư rõ ràng!
Vượt qua biển rộng thênh thang
Cô gái mới lớn bấm gan đổi đời

Quê hương bỏ lại bên trời
Ngày đi câm nín, lệ rơi hai hàng!
Chuyến đò chở khách sang ngang
Cũng buồn lẳng lặng lên đàng trong đêm …

Thư viết từ chiến trường


Minh Vũ

Lá thư trước hẹn em kỳ phép tới
Anh sẽ về kịp buổi cúng Giao thừa
Anh đền em những hứa hẹn còn chưa
Ðể bù lại vừa lòng người mong đợi …

Anh mường tượng ngày về lần phép tới
Hai đứa mình sẽ quấn quít bên nhau
Sánh bước trên con đường cũ ngày nào
Thuỡ đôi lứa yêu đương thời đi học …

Giao thừa xong mình cùng đi hái lộc
Ðến Lăng Ông xin xăm quẽ đầu năm
Khấn Tả Quân lời cầu nguyện thì thầm
Cho hai đứa ngàn năm không xa cách ..

Tội cho em! Những ngày dài cô quạnh
Làm người yêu lính trận ở biên cương
Ít có khi về thăm lại phố phường
Vì chinh chiến, quê hương còn khói lửa …

Nhớ em lắm, anh nguyện cầu hằng bữa
Những đêm dài ngồi dựa chiến hào sâu
Nhìn hỏa châu lấp lánh trong đêm thâu
Anh cứ ngỡ ngày nào đèn đô thị …

Ước gì anh được thành chàng Thi sĩ
Viết tặng em yêu quí những vần thơ
Kể em nghe chuyện ở chốn xa mờ
Có người Lính mộng mơ về phố cũ …


Thư anh viết ngàn trang vẫn chưa đủ
Gởi về em trọn ấp ủ yêu thương
Của chiến binh đang ở chốn xa trường
Cho cô gái còn vương tà áo trắng …

Tình đất nước đôi vai anh mang nặng
Tình yêu em thầm lặng giữ trong tim
Khi quê hương bom đạn chưa lắng im
Thương em quá! Nỗi niềm người chờ đợi …
Minh Vũ

Sunday, December 14, 2008

Gần xa – không chia phôi


(Kính tặng toàn thể đồng môn Đồng Đế)
Tôi có nhiều chiến hữu
Cùng chung một chiếc nôi
Thao trường Đồng Đế cũ
Tình đồng môn trong tôi

Đồng Đế ơi! Đồng Đế
“Thao trường đổ mồ hôi
Chiến trường bớt đổ máu” (*)
Là chiếc nôi trong tôi

“Thanh kiếm với mặt trời
Lung linh màu thép bạc
Giữa đại dương bao la
Quyền uy trao mãi mãi” (**)

Vũ đình trường lộng gió
Lá bàng vàng bay quanh
“Anh ngàn năm thao diễn
Em xõa tóc chờ anh” (***

Ra trường mang áo trận
Màu xanh, màu cỏ hoa
Rằn ri loang vết đỏ
Súng trên tay giương cò

Trên bốn vùng chiến thuật
Bạn bè tôi vẫy vùng
Từ điểm cao, vùng trũng
Người vươn lên không trung

Pháo tầm xa yễm trợ
Bộ binh theo chiến xa
Phóng pháo cơ thét lửa
Tổng trừ bị hào hùng

Mũ nồi nâu, đen, đỏ
Nón sắt màu hoa rừng
Cùng điều binh, chia lửa
Chiếm lĩnh chiến trường xưa

Những người bạn biệt kích
Len lỏi rừng âm thầm
Nhặt tin từ lòng địch

Tử thần như bạn thân

Có bao chàng thủy thủ
Trùng dương sương vây mù
Biên cương là biển cả
Sóng vỗ hoài - thiên thu

Bao năm rồi ngẫm lại
Tình đồng môn không phai
Đời chiến binh lữ thứ
Tóc xanh đã bạc màu

Chiến trường xưa thuở nào
Binh đao thành quá khứ
Cựu chiến binh tồn tại
Thắp đuốc soi tương lai

Dâng vòng hoa tưởng niệm
Chiến binh đã hi sinh
Bội tinh trao miên viễn
Đến đồng môn thương binh

Hương trầm thơm lan tỏa
Tổ quốc hoài ghi công
Đời đời ta nguyện niệm
Tử sĩ thoát linh hồn

Đồng đội người ra đi
Nhiều người còn ở lại
Chí tang bồng hồ thỉ
Tình như hoa sớm mai

Đồng Đế, vòng tay Mẹ
Ôm trọn bạn bè tôi
Bao sắc màu áo lính
Gần xa – không chia phôi

9:25PM , 14-12-2002
Trần Ngọc Tấn - Khóa 8/72 Đồng đế
(*) Lời nhạc quân hành
(**) Phù hiệu của trường HSQ Đồng Đế
(***) Phỏng câu thơ “ Anh đứng ngàn năm thao diễn nghĩ/Em nằm xõa tóc đợi chờ anh”

Saturday, December 13, 2008

“Mày như tao thôi”


(Tặng đồng đội đ.đ 744-Kỵ binh Lê Quang Sơn 246-
Và nhớ mãi Kỵ binh Nguyễn Văn Thụ 252-Khóa 8/72 Đồng Đế)

Tao ở quê mày Sài gòn nắng gió
Mày ở quê người ngày đông tuyết đổ
Chuông điện thoại reo sáng còn lọ mọ
Mặt trời chưa lên, giọng mày như mơ!

Bao năm xa nhau từ ngày mãn khóa
Mày qua Kỵ binh, tao thành lính bộ
Xa nhau từ đây, buồn theo chân mây
Nhớ thuở quân trường ba thằng binh ngố

Tấn, Thụ và Sơn mỗi thằng một chỗ
Thụ hai năm hai, Tấn hai năm một (*)
Quang Sơn mang danh số hai bốn sáu (**)
Vẫn nhớ hoài nhau từ thuở ngây ngô

Mày trên xe tăng, Thụ ngồi Thiết giáp
Tao làm bộ binh lội bùn loạp xoạp
Đôi khi tao mơ làm chàng Kỵ binh
Lội bộ mỏi chân theo vòng xích sắt

Tao-quân khu bốn, mày-quân khu ba
Lai Khê, Thụ trú đẹp như La Ngà
Nhưng chẳng khi nào ba thằng được gặp
Rồi bặt tin nhau từ Hạ bảy lăm

Tao và mày chơi ngày vào quân ngũ
Mày thấp tao cao, răng sún như nhau
Quân cảnh bắt giam giữa mùa chiến dịch
Ngày ấy mày tao bụng đói như cào


“Nĩnh nương” bây ơi! Thụ mừng réo gọi (***)
Mắt sáng long lanh, hồn nghe sảng khoái
Cả ba ngồi câu lạc bộ Đông-Tây
Cà phê bắp rang quên đi mệt mỏi

Phan Rang thuở nào ngày ngày gió cát
Nắng đốt như thiêu mặt mày rát rạt
Tập tành nói câu “Ai nít tầy lô?” (****)
Cô gái Chàm xinh lắc đầu dang xa

Hơn ba mươi năm mất dấu nghìn trùng
Nay nghe giọng mày lòng tao xúc động
Vì biết được mày bây giờ còn sống
Còn Thụ nơi nao??? mày tao mông lung.

Bao năm trôi lăn theo cuộc bể dâu
Mày của hôm nay dáng vẻ phong trần
Tóc xanh ngày xưa đổi qua đốm bạc
Vẫn nhớ hoài nhau hồn gửi bâng khuâng

Mày ở cách tao nửa vòng trái đất
Hai thằng hai nơi ngày đêm tất bật
Câu chuyện áo cơm đều mang chua cay
Nhưng tao quá vui khi nhận ra mày

Hôm nay tao cười mày làm ông ngoại
Mai kia mày cuời :”Mày như tao thôi!”
Dẫu có nghìn trùng, hẹn ngày hạnh ngộ
Kể cho nhau nghe ngày xưa ngây ngô

07:00PM-19-10-2008
Trần Ngọc Tấn - khóa 8/72 Đồng đế

(*) Thụ danh số 252, Tấn danh số 251
(**) Quang Sơn danh số 246
(***) Lĩnh lương
(****) Anh yêu em!

Kỵ binh năm xưa



(Tặng 4 chàng kỵ binh Lê Quang Sơn, Lê Chiến, Lê Xuân Tòng, Nguyễn Văn Thụ -Khóa 8/72 Đồng đế)

Người lính kỵ binh năm xưa
Sống sót sau thời binh lửa
Chiến trường hôm nao khốc liệt
Hồi ức tràn về đong đưa

Ngồi trong lòng EM BỐN TÁM (M.48)
Pháo tháp đại bác quay ngang
Càn lướt dập tan trận địa
Bộ binh tùng thiết ngập tràn

Nhớ hoài về EM BỐN MỐT (M41)
Leo lên đỉnh núi Chư Pao
Giải tỏa cho bao đồng đội
Con đường huyết mạch quân vào

Miền tây bộ binh vất vả
Sông ngòi, kênh rạch bao la
Lắc lư EM TRĂM MƯỜI BA (M113)
Tràn vào, lính bộ vượt quá

Người lính kỵ binh cảm thán
Sa trường lửa đạn lưới đan
Tử thần đi theo rình rập
Vì nước kỵ binh chẳng màng


Bây giờ ngồi đây nhớ lại
Buồn vui kể chuyện vó câu
Người lính hôm nay viễn xứ
Kỵ binh năm xưa bạc đầu

Qua rồi thời bom lửa đạn
Chiến trường như hơi sương tan
Thời bình nhớ thương bè bạn
Người đi, kẻ ở suối vàng

Một phút ngồi đây mặc niệm
Đồng đội với bao niềm riêng
Suối vàng, thôi! anh yên nghỉ
Chốn uyên nguyên hết ưu phiền.

01:47AM, 13-10-2008
Trần Ngọc Tấn khóa 8/72
( Bộ binh nhớ Kỵ binh)


Chân dung tự họa


(Tặng bạn Nguyễn An Long họa sĩ trang trí tập san đại đội và các đồng đội thuộc đại đội 744, tiểu đoàn 6 SVSQ- khóa 8/72 Đồng Đế )

Tôi bắt gặp tôi trong mảng màu sáng tối
Mang những buồn vui rong ruổi suốt cuộc đời
Có những chiều xưa đường hành quân rất vội
Và cả áo cơm tất bật sáng hôm nay.

Tôi vẽ chân dung mình
Với nụ cười cằn cỗi
Niềm vui qua quá vội
Buồn ngồi lâu trong tôi

Nhớ ngày xa xôi di hành theo đồng đội
Nắng quái soi nghiêng méo nụ cười trên môi
Trăm mắt nhìn nhau hồn nhiên treo mũi súng
Ba lô trên vai ướt đẫm hạt sương mai

Tôi hòa nhịp quân hành
Vang vang tình đồng đội
Trăm bước chân thẳng tắp
Tim chưa nếm đơn côi

Rồi đến một ngày trăm người chia trăm ngã
Những cánh chim xanh tung bay khắp muôn phương
Áo lấm bụi đường chưa quen mùi chiến trận
Tiếng súng vây quanh, ngang dọc chốn sa trường

Chiến trường im tiếng súng
Áo trận cũng vừa buông
Ngổn ngang lòng trăm ngã
Gian nan ngàn dặm trường

Gió lốc cuộc đời mang tôi về xứ lạ
Áo cơm chốn người thấm nỗi buồn thịt da
Tất tả tháng ngày, bôn ba thân viễn xứ
In dấu trong tôi đồng đội ngàn phương xa

Tôi quét ngang màu sáng
Xuyên mảng tối ngoằn ngoèo
Buồn cùng vui dan díu
Tôi ngắm chân dung tôi

Đêm 11-10-2008
Trần Ngọc Tấn - khóa 8/72

Như khi còn ngây ngô



(Tặng Kỵ binh Lê Chiến 154-Khóa 8/72 Đồng Đế)

Tôi bắt tin anh trong buổi sáng thời bình
Sau ba lăm năm mất tăm nhau biền biệt
Chiến tranh qua đi như mùa đông trụi lá
Tim tôi tươi lên theo niềm vui vỡ ra

Lần mò trong ký ức
Tìm thấy nhau trong tro tàn chiến dịch
Anh- người kỵ binh thời còn đỏ lửa
Tôi- nguời lính bộ rong ruổi cánh rừng thưa
Anh ở quân khu ba
Tôi về quân khu bốn
Súng đạn trên thân - ngày hành quân bất ổn
Sống chết không hay mỗi tối địch công đồn
Áo trận màu xanh, lính chiến tuổi còn xanh
Chiến địa tang thương, mùi thuốc súng bay quanh
Anh, mũ nồi đen
Tôi,đầu trùm nón sắt
Anh trên xe tăng
Tôi băng suối đêm ngày
Thoáng nghĩ về nhau trên chặng đường rong ruổi
Trí nhớ mang theo kỷ niệm thuở quân trường
Giữ mãi về nhau khi ta cùng đại đội
Đồng môn sống sót tình níu mãi không thôi

Thời bình
anh và tôi
Mỗi người đi một ngã
Anh đến đất trời xa
Tôi ở lại tang bồng
Vẫn tìm nhau trong trời cao đất rộng
Lần tin nhau theo chân mây mênh mông

Đến ngày tin bắt gặp
Tóc tôi chẳng còn xanh
Còn anh đầu bạc trắng
Cùng nhau mơ đêm trăng
Kể cho nhau nghe ngày xưa còn khệnh khạng
Kể cho nhau nghe ngày ấy hồn mênh mang
Hẹn cùng nhau hát bài ca hạnh ngộ
Vui cùng vui như khi còn ngây ngô


19-10-2008
Trần Ngọc Tấn - khóa 8/72 Đồng Đế

Friday, December 12, 2008

NGƯỜI LÍNH QLVNCH


" ĐÂY LÀ TIẾNG NÓI NƯỚC VIỆT NAM
PHÁT THANH TỪ THỦ ĐÔ SAIGÒN ..."
Cho đến nay tiếng nói ấy vẫn còn
Vang vọng mãi trong trái tim Ngưòi Lính .

Là hình ảnh của một thời ổn định
Là tiền đồn của Thế Giới Tự Do
Của miền Nam nước Việt rất ấm no
Là thành luỹ mang hồn thiêng sông núi .

Người Lính trẻ đã một thời giong ruổi
Đem tình người, tình lính trấn biên cương
Vẫn một lòng chung thủy với quê hương
Dù oan nghiệt rẽ đời qua trăm hướng .

Người Lính chúng tôi tuy không Sinh Vi Tướng
Cũng hiên ngang chấp nhận Tử Vi Thần
Trọn một lòng chỉ vì Nước ,vì Dân
Dâng hiến cả đời mình cho Tổ Quốc .

Từ Quảng Trị rét căm mùa gió bấc
Đến Cà Mau mưa lũ ngập đồng sâu
Vết giày Saut lội bất cứ nơi đâu
Để mang lại Tin Yêu và Lẽ Sống .

Người Lính chúng tôi mang trái tim hào phóng
Của tuổi đời đẹp nhất : lúc đôi mươi
Làm nguồn vui nơi tuyến đầu lửa bỏng
Trong gian truân vẫng nồng ấm nụ cười .

Dù đôi lúc có hoang mang , phẫn nộ
Hay chán chường vì dấu ấn chiến tranh
Nhưng nỗi buồn cũng tan biến rất nhanh
Khi đối diện với kẻ thù ngoài mặt trận .

Rồi cũng đến lúc chào thua số phận
Khi tàn vong đành Nước mất , Nhà tan
Vì thế cùng , lực tận , chỉ thở than :
Thân nhược tiểu, xót thầm , ôi ngang trái !

Người Lính chúng tôi không hề chiến bại !
Chỉ chào thua định mệnh đã an bài
Bởi cô thế đành nương thân hải ngoại
Chờ bình minh quang phục của ngày mai .

HUY VĂN

Thư gởi chị



Nhớ buổi anh nằm xuống trên chiến tuyến
Vết đạn thù kết liểu mộng ngày xanh
Vùng cao nguyên chị đi nhận xác anh
Xe chuyễn bánh lệ hoen mờ má phấn

Người cô phụ khóc thương đời bạc phận
Ôm con thơ chưa lần thấy mặt cha
Về Phan Rang nương dựa với mẹ già
Từng đêm khóc tủi hờn đời son trẻ
* * *
Hè Bảy hai lữa binh về quê mẹ
Em đi vào chiến cuộc tuổi đôi mươi
Xa ngôi trường hoa phượng đỏ hồng tươi
Nhớ áo trắng ai bay chiều tan học

Trường Đồng Đế những tháng ngày khổ nhọc
Sớm di hành , đêm ứng chiến lưng đồi
Vũ đình trường diển hành đẩm mồ hôi
Trên bải tập ba lô đầy vai nặng
* * *
Em gặp chị trên đường về bến vắng
Tấn Lộc chiều con nước lặng lờ trôi
Bên kia sông buổi chợ sớm tan rồi
Chị khua nhẹ mái chèo thuyền cập bến

Những gắn bó nối liền trong thương mến
Nên ngôn từ vỡ vụn buổi xa nhau
Ba tháng trời gần gủi thoáng qua mau
Từ giã chị em đi vì nhiệm vụ
* * *
Chị ở lại nối tiếp đời chinh phụ
Nuôi con thơ cho trọn nghỉa với chồng
Chủ nhật nào khu tiếp nhận người đông
Em bên chị mừng vui ngày tái ngộ

Da em đen vì thao trường nắng đổ
Nên chị buồn lo lắng phút tiễn đưa
Em chiến binh đường sương gió nắng mưa
Trong lữa đạn xót xa tình em chị
* * *
Em xa chị năm dài như thế kỹ
Bao thu rồi không biết chị về đâu
Từng trang thư em viết ở tuyến đầu
Gởi cho chị chưa được hồi âm lại

Chiều cao nguyên chiến xa về biên ải
Em nghe buồn pháo tháp lạnh sương rơi
Bên kia sông bóng ai cuối chân trời
Tưởng như chị chiều nay về bến vắng

SVSQ Lê Chiến khóa 8/72

Tuesday, December 9, 2008

NGÀY MÃN KHÓA


Huy Văn

Ta hào sảng thảy đời lên chiếu bạc
Chọn phong sương và tìm thú tang bồng
Cọp chưa “ liếm “ đã vung tay tự giác
K‎y’ tên vào danh sách “ Lính Đồ Bông “.

Chào mưa nắng quân trường hơn 9 tháng
Những vui buồn chẳng khác một cơn mơ
Mới hôm nào còn dáo dát, ngu ngơ
Nay “ sắp sẵn “ cho trò chơi lửa đạn .

Chào buổi sáng bánh mì đường, chà láng
Chào trưa, chiều cá mối với cải canh
Cơm Nhà Bàn thường nhai vội, nuốt nhanh
Để có chút thời gian ngồi thơ thẩn .

Chào Sân Bắn, Rù Rì, Khu Tiếp Nhận
Chào Bãi Tiên biển, sóng, gió mời trăng
Vũ Đình Trường, đêm thắp lửa truyền âm
Bài Truy Điệu gọi anh linh Tử Sĩ .

Hòn Khô với tượng đồng thao diễn nghỉ
Là hùng ca bồi đắp một niềm tin
Thanh kiếm bạc và mặt trời chiếu rạng (*)
Là lửa thiêng soi từng bước đăng trình .

Chào Đồng Đế! Ngày mai ta nhập cuộc
Làm chim non rời tổ vuợt phong ba
Chào phố Lính cuối tuần chân rảo bước
Chào Nha Trang ! Biển đẹp mãi trong ta .

Sunday, December 7, 2008

Chuyện tình em gái Huế



Thân tặng người em xứ Huế

Răng mà dị rứa chưa tề
Vô trong lớp học ngồi kề người ta
Ra chơi răng cứ lân la
Ai mô thấy rứa vào ra xầm xì
Chiều tan lớp học bửa ni
Đừng chờ bên cổng làm chi họ đồn
Làng ni xóm nớ cùng thôn
Ba mẹ tôi biết đánh đòn khổ thân
Mai tê nếu có lại gần
Bài thơ bửa nớ phân vân chép rồi
Nhét vào trang vở cho tôi
Tối về tôi đọc mai hồi âm cho
Mai ni bến Ngự qua đò
Muốn răng thì cứ dặn dò rứa thôi
Đừng thương chót lưởi đầu môi
Tôi lo lắng rứa đứng ngồi không yên
Mùa hè đỏ lữa truân chuyên
Ai xa xứ Huế về miền lữa binh
Chỗ mô thì cũng quê mình
Chỉ thay đổi cãnh nhưng tình không thay
Trường Tiền chừ lạnh mưa bay
Nhớ người mô rứa quắt quay nổi buồn .

Lê Chiến khóa 8/72 SQTB

Saturday, December 6, 2008

Quân ta về Long Khánh



Đầu tháng tư Long Khánh mờ lửa đỏ
Giặc thù về từ quốc lộ hai mươi
Định Quán Phương Lâm đường vắng bóng người
Thay thế với xe tăng và đại pháo
Ba Sư đoàn tiến quân như giông bảo
Hai Trung đoàn Thiết giáp của Tàu Nga
Thêm Liên đoàn bảy lăm pháo tầm xa
Nuôi giấc mộng giải phóng vùng Long Khánh
Anh lính bộ trên mầu cờ kiêu hảnh
Nguyền hy sinh để bảo vệ quê hương
Thiết đoàn năm yểm trợ bắn mở đường
Sư Đoàn mười tám tuyến đầu chờ địch
Anh tám hai Biệt Động Quân xung kích
Trên tuyến đầu oai hùng lính mủ nâu
Anh Công Binh lo nối lại nhịp cầu
Ngày mai có Nhảy Dù về tiếp viện
Từ Biên Hòa anh Không Quân ứng chiến
Sẵn sàng bay những phi vụ nếu cần
Anh Pháo Binh ghi tọa độ thật gần
Để điều chỉnh khi tập trung hỏa lực
Lử Đoàn ba Kỵ Binh đêm thao thức
Chiến xa về bố trí tại Dầu Giây
Mắt căm hờn không ai ngủ đêm nay
Chờ giây phút xông pha vào chiến trận
Giặc về đây gây bao niềm oán hận
Gieo ly tan trên mảnh đất quê hương
Đêm hôm nay qua khắp những nẻo dường
Trong kiêu hảnh quân ta về Long Khánh

Lê Chiến khóa 8/72 SQTB

Lá thư từ chiến trận



Thư cho em gởi về từ chiến trận
Trong tháng ngày binh lửa khắp quê ta
Xa khu vườn đàn bướm nhỏ vờn hoa
Râm bóng mát cây dừa ôm trái ngọt
Dưới đồng sâu giọng hò ai thánh thót
Mái tranh nghèo lời mẹ hát ru con
Anh ra đi vì bổn phận nước non
Chưa trở lại như một lần hẹn ước
Nếu hôm nay thuyền xuôi về bến nước
Anh chưa về em có mỏi mòn trông ?
Bao thu buồn rồi đến những chiều đông
Thuyền vắng khách em về trong cô lẻ
Nếu hôm nay anh không về thăm mẹ
Chắc mẹ buồn nên tóc đổi thay màu
Xuân đã tàn rồi hè cũng qua mau
Bao thương nhớ chất chồng lên tóc trắng
Nếu hôm nay chuyến xe về thôn vắng
Anh chưa về em có đợi chờ không ?
Bao nhiêu năm anh vào cuộc phiêu bồng
Chưa có chuyến xe đưa người trở lại
Chiều quan ải nhớ em buồn ái ngại
Thương mẹ hiền năm tháng mõi mòn trông
Pháo tháp buồn nhìn én liệng bên sông
Thư vội viết thăm em từ chiến trận

SVSQ Lê Chiến khóa 8/72

Wednesday, December 3, 2008

Thường Đức quê tôi




Kính tặng các chiến sỉ QLVNCH trong mặt trận Thường Đức

Giặc qua sông Côn về Thường Đức
Trong cơn gió lạnh cuối Trường Sơn
Quân ngược dòng sông đêm thao thức
Di binh chuyễn pháo tấn công đồn

Anh Biệt Động Quân đêm phòng thủ
Nhìn qua ánh sáng lổ châu mai
Thêm một đêm dài không giấc ngủ
Khói thuốc cay mờ trong mắt ai

Anh lính địa phương trong lô cốt
Tay cầm ống phóng bảy mươi hai
Bên xóm nhà xa đèn ai đốt
Lập lòe ánh lửa bóng liêu trai

Anh lính Pháo Binh ghi tọa độ
Sẵn sàng yểm trợ pháo tầm xa
Chùi súng ,thông nòng lo tu bổ
Tay sờ thép lạnh ướt sương pha

Anh Thiết Kỵ về đường liên tỉnh
Băng ngang Đại Lộc đến Hà Nha
Vó câu dong ruổi như đời lính
Từ độ lửa binh chẳng về nhà

Anh lính Không Quân từ Đà Nẵng
Phi pháo từng đêm chận giặc về
Có lẻ đêm nay anh thức trắng
Đợi chờ phi vụ đắng cà phê

Anh Nhảy Dù về từ Quảng Trị
Ba lô ,súng đạn tới Cầu Chìm
Nhận đồ tiếp tế trên chiến lủy
Nghe hờn sông núi dậy trong tim

Đại pháo từng đêm trên chiến trận
Xe tăng , bộc phá mở hàng rào
Anh vẫn hiên ngang làm bổn phận
Quê mẹ vì ai tẩm máu đào

Hơn ba mươi năm ngày lịch sữ
Thường Đức quê tôi những ngày buồn
Cũng bóng tre xanh người Thượng nữ
Vu Gia sông cũ nước xuôi nguồn

Tôi nhớ ơn anh người lính chiến
Tháng ngày bảo vệ xóm làng tôi
Những kẻ hy sinh trên trận tuyến
Ngàn sau còn nhớ mải không thôi .

SVSQ Lê Chiến khóa 8/72 SQTB