Sunday, December 27, 2009

Cuối Một Vòng Quay


Ngày cuối tuần, cuối năm, cuối tháng
Khép một vòng nhật nguyệt đa đoan
Cứ như thế: theo mùa phiêu lãng
Ngày nối đêm, tháng lụn năm tàn!

Trời cố quận chắc vàng hạt nắng
Phố phường xưa thay áo vào mùa
Đêm viễn xứ lạnh đầy mắt trắng
Trải hồn mềm theo gió xa đưa.

Màu thời gian phai dần sợi nhớ
Bước mòn chân so lệch vuông đời
Khác chi cảnh trôi sông lạc chợ
Khi trăm chiều lối mộng chơi vơi!

Đi! Thì vẫn đường đi không đến!
Về! Còn đâu lối cũ quan san!
Cứ lây lất như thuyền không bến
Ngậm ngùi thương hoàng hạc xa đàn.

Vòng đời- lần nữa- thay trang mới
Qanh quẩn cũng là những chờ mong
Chờ đêm mau sáng, ngày mau tới
Biết đâu vui được thoáng mơ hồng!

HUY VĂN

Saturday, December 19, 2009

Nhìn Tuyết Rơi Chợt Dâng Nỗi Đau Thẩm 19.12.2009


NHÌN TUYẾT RƠI
CHỢT DÂNG NỖI ĐAU THẦM

Muốn bắt chước người: chưởi khan mấy tiếng
Mà vẫn chưa thấy " đã " tận đáy lòng
Tội chúng nó: bán Đất, Sông, Núi, Biển
Còn lời nào đủ nghiã CHƯỞI hay không?

Khi chúng nó đi đêm, cúi lòn, xin xỏ
Là lúc dân đen tất tả ngược xuôi
Giữa thời buổi chúng gọi là mở ngõ
Dân vẫn nghèo. Đảng: một lũ đười ươi!

A! Đười ươi còn biết thương đồng loại
Còn chúng lo mãi quốc để cầu vinh
Khi cuồng sóng dậy phong ba Nam Hải
Chúng lặng thinh để tàu cộng hiếp dân mình!

Lũ khốn kiếp! Một loài vô liêm sĩ!
Đội láng giềng, đạp dân tộc bấy lâu
Thương bao kẻ mang nhiệt tâm, thiện chí
Đang oằn mình trong ngục tối, tù sâu.

Những mặt nạ mang sắc màu đổi mới
Với thênh thang phố xá đẹp như mơ
Chỉ là cảnh ngụy trang, là bánh vẽ
Lùa hảo tâm của những kẻ...ngây thơ !

Thương nòi giống sau 60 năm cộng sản
Vẫn lầm than vì một đám vô tâm
Lòng vời vợi nghĩ về cơn quốc nạn
Nhìn tuyết rơi chợt dâng nỗi đau thầm.

HUY VĂN ( HVC )
( Lebanon, PA ngày bão tuyết 19-12-2009)

Wednesday, December 9, 2009

Về Thăm Chốn Củ


Có một ngày ta về thăm chốn củ
Hàng dừa xanh vẫn nghiêng bóng đợi chờ
Thần vệ nữ đã trở thành goá phụ
Nằm tương tư anh lính đỉnh non xa
Bải tuột núi ngậm ngùi trơ vách đá
Vọng biển xanh buồn bả ngóng người xưa
Tháp chàm cỗ vẫn nghìn năm đứng đợi
Nét rêu phong mòn nổi ưu sầu
Sông xóm Bóng hững hờ trôi chãy
Chở về đâu nặng trĩu thương đau
Người quanh ta ? hay bóng ma Hời nơi cỗ mộ ?
Kéo về đây đòi lại sơn hà ?
Ta bỗng hiễu nổi hờn vong quốc
Trong thân ta có giòng máu Champa?
Có phải mưa rơi hay mắt ta mờ lệ ?
Nước từ đâu? sao laị mặn môi hờ ?
Ta muốn hỏi đâu bầy ngựa hoang?
Đâu những chàng trai vai mang thanh kiếm bạc
Với thời gian dù tóc có thay màu
Hãy về đây cùng ta thăm chốn củ
Để cùng ta chia sẻ những thương đau ?

Trần Trà Vinh
Viết nhân dịp về thăm Nha Trang hè 2005
Khoá 2/72 HSQ/TB THSQ-QLVNCH

Sunday, December 6, 2009

NHA TRANG CỐ NHÂN .

Nha trang mấy năm qua
Tình anh vẩn mặn mà
Cố nhân chừ xa lạ
Ôi ! Em và biển cả !

Nhớ mưa thu nha trang
Cầm tay em rộn ràng
Áo em ..ôi ! mỏng quá
Nhìn ..mà mắt xốn xang .

Yêu em tình ngây dại
Đẹp như biển ban mai
Nụ hôn đầu nồng thắm
Nên lòng chẳng phôi phai ..

Nha Trang ..phố và biển
Giờ em xa biền biệt
Ta nhớ phố chiều xưa
Nhớ thêm đôi mắt biết ..

156..

NHA TRANG LỞ HẸN .

Sóng biển dập dồn nhớ cố nhân
Nụ hôn em tặng ..dạ bần thần
nha trang hò hẹn hai đứa đã ..
Một dạ khắt lòng ..sẻ thành thân .

Nha Trang nhớ lắm ..ơi ! Đồng Đế .
Quân trường nắng đỏ suốt mùa hè
Bải tiên thực tập mồ hôi đổ
Một hai , hai một súng lưởi lê .

Từ bỏ mẹ già ta chinh chiến
Giả từ sách vở với bạn hiền
Mùa hè đỏ lửa năm xưa ấy
Đúng là ..dỉ vảng lắm muộn phiền .

Nâng ly rượu đắng ..nha trang nhớ
Ra trường năm ấy ..cổng em chờ
Chinh chiến vài năm anh trở lại
Ngờ đâu oan nghiệt ..tháng tư về ..

Đồng Đế , nha trang bao kỷ niệm
Nhưng giờ ..em đã là cố nhân
Còn ta giờ đã đầu phai bạc
Nhưng lòng không bạc ..nhớ cố nhân .

156 ..

Tạ văn Chính khóa 8/72 Đồng Đế

Friday, December 4, 2009

Ao Lua Ha Dong / BS To Pham Lieu

Áo Lụa Hà Ðông

Nắng Ca-li anh đi mà chợt rét..

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông .

Lụa Hà Đông nghìn đồng một mét .

Vậy mà sao em nỡ cắt bốn năm màu .

Còn tiền công tuy chẳng kể vào đâu ,

Nhưng cuối tháng làm sao anh thanh toán .

Em may một áo, anh đã buồn một tháng ..

Em chơi nguyên com lê, anh chết cả tâm hồn .

Nhưng em ơi !tình nghĩa tựa bằng non .

Anh xin hứa từ đây ngừng uống rượu .

Và hốt non vài ba bát hụi .

Ðể dành tiền may áo lụa Hà Đông .

Lụa Hà Ðông, áo ấy em mặc đẹp vô cùng .

Áo tuy đẹp nhưng đau lòng anh lắm .

BS Dù Tô Phạm Liệu

Lúc Phân Vân


Xưa chinh chiến vốn mang hồn bất sá
Đường chông gai mà bước chẳng ngại ngần
Nay yên ấm sao rụt rè chí cả
Nhìn cảnh đời trôi xấp ngửa, lần khân!

Có phải vì mang phận hèn, thân nhục
Nên cùn mằn nơi xứ lạ, người dưng?
Hay chỉ vì nhánh đời chia mấy khúc
Nên tháng năm cứ trì trệ...lừng khừng?

Đem buồn vui vào tiếng chì, tiếng bấc
Của nhịp đời chìm nổi giữa phế hưng
Để dư âm của binh tàn, nước mất
Vẫn triền miên vang vọng đến vô chừng!

Thương quá! Những tim hồng mang nhiệt huyết
Nhớ làm sao! Sắc áo với màu cờ
Xưa ngậm ngùi nhìn non sông tận tuyệt
Nay vẫn là chim quốc gọi nguồn mơ.

Nợ xương máu chất chồng theo ngày tháng
Câu hẹn thề còn vọng mãi hoài âm
Bao nhiêu năm mỏi mòn vì quốc nạn
Quê hương ơi! Đây một nỗi đau thầm.

Thắp ngọn đuốc soi bóng mù viễn xứ
Cho sáng hồn khi chao đảo, phân vân
Ta: bèo bọt đang xuôi dòng lữ thứ
Mang lòng son đặt trên bước thăng trầm!

Đã thấp thoáng ráng trời, hoàng hôn tím
Nên cũng đành cương lỏng, vó câu lơi
Thời gian ơi! Hãy ngược vòng xoay chuyển
Cho hoa niên lần nữa điểm tô đời.

HUY VĂN

Bao Năm Ước Hẹn Vẫn Chưa Tròn


BAO NĂM ƯỚC HẸN VẪN CHƯA TRÒN
( Để nhớ mùa công tác CTCT
19/11/1972 - 19/01/1973 )


Khác gì mây khói vương đầu núi
Loáng thoáng, mong manh, chực chờ tan
Lời hứa đã chìm trong gió bụi
Khi chân khua mãi nhịp hoang đàng.

Một dạo Thu tàn trên bóng nắng
Lối Duồng(1) ai thả bước tung tăng?
Trời xanh, sóng bạc, hương biển mặn
Nhớ quá! Thượng Văn, ơi Thượng Văn!

Vành nón nghiêng theo chiều Lâm Lộc
Thơm nắng làng Em táo trĩu cành
Làn gió đưa hương vờn lên tóc
Guốc khua lính qúynh bước chân nhanh.

Lỡ một chuyến xe về Phan Rí
Đành treo nỗi nhớ tại ngả ba
Trải một dòng Thơ vào nhật ký
Cho dài thêm nỗi nhớ Hòa Đa.

Hừng hực nắng loang trên mặt đất
Con dốc Lương Sơn muốn đụng trời
Khi không máu đổ mùa Sinh Nhật (2)
Chưa thành lính chiến đã thây phơi.

Nhớ dãy phố buồn ôm quốc lộ
Vằng vặc trăng soi bóng quận đường
Sương tỏa bóng Hời đêm hoài cổ
Nỗi lòng Chiêm Quốc thẫn thờ vương.

Bao năm ước hẹn vẫn chưa tròn
Lạc giữa phế hưng của nước non
Bình Thuận, Hòa Đa dù vạn dặm
Vẫn gần tâm tưởng, vẫn keo son.

HUY VĂN
(1) Duồng = Một tên khác của Xã Thượng Văn
(2) " Tai nạn giao thông “ giữa GMC và L19 ngay tại đầu
dốc Lương Sơn, Xã Chợ Lầu, Quận Hòa Đa ngày 19-01-1973 .
Một SVSQ thiệt mạng. Bốn SVSQ và người Quan Sát Viên của L19 bị trọng thương )

Saturday, November 28, 2009

Thanksgiving 2009 / Thieu Ta Le Huu Cuong


THIẾU TÁ ÐỘC CƯỚC LÊ HỮU CƯƠNG
Câu chuyện sau cùng xin nói về người tù cải tạo Lê Hữu Cương, khóa 16 võ bị Ðà Lạt, quận trưởng Củ Chi. Số là ngay từ đầu năm 1985 tình cờ chúng tôi gặp được một anh phóng viên Hoa Kỳ tặng cho video tape quay phóng sự Saigon từ 1984, trong đó có những đoạn hết sức đặc biệt. Câu chuyện một phi công cựu tù, mới được tự do có mở tiệm bán đồ nhậu tại Saigon. Ðối thoại bằng Anh ngữ. Xin hãy tưởng tượng lúc đó là năm 1985, chúng tôi coi phim mà lòng dạ nôn nao. Xúc động dâng lên khóe mắt. Anh em cùng ngồi xem mà mặt mũi ai nấy hết sức căng thẳng. Cho đến nay chúng tôi vẫn không biết anh phi công này là ai.

Thiếu tá Lê Hữu Cương, khóa 16 Võ bị Dalat, Quận trưởng Củ Chi.Hình do IRCC cung cấp
Một đoạn khác, quay tại trại tù Z,23D tại Hàm Tân. Trại tù khang trang sạch sẽ và rất ít người. Ai mà chẳng biết là cộng sản đã cho dọn dẹp và lùa tù đi làm, chỉ còn lại cả trại trống vắng. Phóng viên quay phim và anh chàng làm phóng sự đi cùng một thông dịch viên. Ban văn nghệ của trại được giới thiệu hát một bài. Khán giả duy nhất là anh phóng viên Mỹ. Nhạc trưởng là ca sĩ chính nét mặt hết sức đau khổ và cam chịu. Ông trả lời cấp bậc là thiếu tá, đã ở trại này nhiều năm. Dường như cũng từ Nam Hà chuyển về. Một đoạn khác là cảnh tù “cải tạo” được vợ con lên thăm. Xin lưu ý đây là thời điểm của năm 1984 ở trại tù miền Nam và cảnh này được trình diễn cho báo Mỹ quay phim. Tuy nhiên nếu lưu ý vẫn nhìn ra được những nỗi đoạn trường. Sau cùng, chúng tôi được xem đoạn phim đặc biệt. Một tù cải tạo cụt chân ngồi cầm cặp mắt kiếng. Mắt anh rất sáng và dáng ngồi bình thản. Gần như bất chợt, anh phóng viên hỏi bằng anh ngữ và người tù trả lời trực tiếp cũng bằng anh ngữ. Anh cấp bậc gì? Thiếu tá. Anh có đủ ăn không? Có được ăn, nhưng biết thế nào là đủ. Người tù hỏi ngược lại? Phóng viên Mỹ nói: Có phải người công an này đứng đây nên anh không trả lời? (Ðến đây phóng viên ra hiệu yêu cầu quản giáo đi ra). Không đủ ăn phải không ? Not enough? Trả lời, Yes, not enough. Anh có điều gì nhắn gởi với tổng thống Reagan không? Tôi muốn được tự do. Tôi muốn rằng thế giới tự do cứu chúng tôi. Cho chúng tôi được tự do càng sớm càng tốt. Máy quay phim chiếu xuống bàn tay cầm mắt kiếng. Rồi chiếu lên khuôn mặt người tù với ánh mắt ngời sáng như ánh thép trong ngục tù. Chúng tôi bị ánh mắt này theo đuổi trong nhiều năm. Suốt 20 năm, từ 1985 đến 2005 đã có ý hỏi thăm về người thiếu tá cụt chân này là ai, còn sống hay đã chết. Năm 2005 Asia quay video tại Hoa Thịnh Ðốn kỷ niệm 30 năm biệt xứ, chúng tôi có cơ hội giới thiệu dự án viện Bảo Tàng và đồng thời có chiếu đoạn phim này trong phần tài liệu. Tiếc thay, dù đã có hàng chục ngàn khán giả nhưng vẫn không ai nhận ra người tù bất khuất. Mãi đến năm 2007 vừa qua, chúng tôi tìm được tin tức thì nhân chứng không còn nữa. Người đó là thiếu tá Lê Hữu Cương, khóa 16 võ bị, mới ra trường đã bị thương với cấp bậc trung úy. Anh bị cưa một chân nhưng tiếp tục tại ngũ. Tốt nghiệp chỉ huy tham mưu và học xong lớp quân chánh thì về làm quận trưởng Củ Chi. Ông là một trong số rất hiếm hoi các sỹ quan cấp tá, mất một chân mà vẫn còn làm chi khu trưởng tại vùng đất dữ nhất của miền Ðông Nam phần. Sau 1975 ông đã bị tù, giải ra Bắc, rồi đưa về miền Nam và tình cờ gặp phóng viên Mỹ tại Hàm Tân. Thiếu tá Cương HO đến Hoa Kỳ đúng ngày 4/7/1991 và cư ngụ tại Orange County. Trong suốt thời gian dài trên 10 năm sống tại miền Nam Cali, Lê Hữu Cương đã sinh hoạt với giới văn nghệ, báo chí, nhưng chính ông và anh em cũng chẳng ai được xem đoạn phim quay trong tù mà ông đóng vai chính. Năm 2000, Lê Hữu Cương viết hồi ký về cuộc đời có kể lại đoạn được hỏi chuyện trong tù bởi phái đoàn Mỹ. Trong cuốn tự chuyện này, chúng tôi mới được đọc qua đã thấy được hai điều phải ghi lại, Lê Hữu Cương sinh trưởng tại Huế và đã gặp thảm kịch đau thương khi mẹ và ba em gái của ông bị cộng sản giết trong kỳ Mậu Thân. Câu chuyện thứ hai cần phải ghi lại là tinh thần tương trợ hết sức hào hùng của các cựu sinh viên sỹ quan Ðà Lạt khóa 16 thể hiện trong tù đã giúp cho Lê Hữu Cương, dù chỉ có một chân đã sống còn. Nhưng tiếc thay khi bộ phim Asia phổ biến năm 2005 thì sau đó chúng tôi cũng đã được tin Lê Hữu Cương đã qua đời tại Miền Nam California. Nhân chứng của một trang sử HO không còn nữa. (GC/SJ)

Ðó là lý do chúng tôi viết bài này phổ biến trên báo, đọc bài này trên các chương trình phát thanh và ghi lại các hình ảnh có được trên DVD phát hành ngày quân lực tháng 6 năm 2009.
Xin hãy đọc báo, xin hãy xem hình, xin hãy nghe radio, xin hãy đón coi DVD để thấy rằng lịch sử đã được gom lại như thế nào? Phải được thu hồi như thế nào? Cần được tập trung như thế nào? Trước khi di sản mai một và nhân chứng không còn nữa.

Xin hãy liên lạc về IRCC, Inc. số 1445 Koll Circle, suite 110, San Jose, CA 95112. Tel: 408-392 9923
để có được đoạn phim đối thoại hào hùng duy nhất trong tù của thiếu tá độc cước Lê Hữu Cương, người nhân chứng không còn nữa. Bộ DVD “Chân dung người lính VNCH” của viện Bảo tàng Việt Nam còn có hình ảnh người phi công ngồi hát bản tình ca trên hè phố Sài Gòn ngay từ 1984. Người vợ thăm chồng “cải tạo”, ông nhạc trưởng của ban văn nghệ Hàm Tân ca vang bản nhạc vui với bộ mặt sầu thảm như dao cắt trong lòng. Và sau cùng là hình ảnh người lính vô danh của sư đoàn 3 bộ binh tiêu biểu cho danh hiệu “Can trường trong chiến bại”.

Xin hãy cùng chúng tôi lên đường đi tìm nhân chứng cho thiên anh hùng ca của QLVNCH sau thángTư 1975.


XIN ĐƯỢC CÁM ƠN NGƯỜI

Xin cám ơn những tấm lòng quảng đại
Đã rộng tay đón nhận kẻ khốn cùng
Lại bắt đầu trên mảnh đất tạm dung
Cho mầm sống tái sinh trong đời mới.

Đành là phải hướng lòng theo bước tới
Nhưng vẫn còn cay đắng mối thương tâm
Đang râm rang nỗi nhớ rất âm thầm
Của năm tháng, bể dâu mùa quốc nạn.

Xin cám ơn máu xương thời khinh mạng
Đã bao năm vun xới đất Ông Cha
Máu liệt oanh của trang sử Cộng Hòa
Làm thành lũy ngăn cuồng lưu hồng thủy.

Thân viễn xứ mà hồn nơi cố lý
Núi sông ơi! Đây mấy cõi quan hoài
Ký ức nào còn mang nặng trần ai
Của một thuở đẹp giày saut, áo trận.

Xin cám ơn những đắng cay định phận
Nuôi hùng tâm dẫu nước mất nhà tan
Thân ngục tù, hồn vẫn thênh thang
Thả mơ ước vào khung trời hy vọng.

Cám ơn Người hy sinh cho tôi sống
Dù lất lây trong nghịch cảnh oan khiên
Cám ơn Anh: gương bất khuất, trung kiên
Của kẻ sĩ giữa muôn trùng khổ nhục.

Gom một thoáng hương thừa hạnh phúc
Thành nến hong tâm thức lúc chiêm bao
Xin cám ơn những xương trắng máu đào
Đã tô thắm thời " cổ lai chinh chiến "

Tận đáy lòng mãi vang lời ước nguyện
Nhìn trời quê rực rỡ ánh hồng tươi
Mùa Tạ Ơn xin được cám ơn Người
Nay viễn xứ hẹn ngày mai quang phục.

HUY VĂN
26-11-2009
( Cảm hứng từ đoạn video có hình ảnh của
Thiếu Tá Lê Hữu Cương Khóa 16 Võ Bị )


http://www.youtube. com/user/ toiacvietcong



Nhà văn Lê Hữu Cương giã từ cõi tạm
Friday, September 10, 2004

Westminster, CA.- Thứ Hai ngày 6 Tháng Chín năm 2004, Little Saigon bàng hoàng trước tin ông Lê Hữu Cương vừa giã từ bằng hữu ra đi lúc 2 giờ chiều. Cái chết của ông Lê Hữu Cương gợi buồn và xao xuyến cho nhiều người.

Ông Cương xuất thân khóa 16 trường Võ Bị Ðà Lạt, là một con người văn võ song toàn. Trong quân ngũ, ông Cương đi từ chức vụ thuần túy quân sự sang tới hành chánh. Chức vụ cao nhất của ông là Quận Trưởng Quận Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa. Dù ông đã mất một phần thân thể rất sớm, mang chân giả từ năm thiếu úy, không làm cản trở bước đường công danh mà ông Cương vẫn kiên trì đeo đuổi. Ông được mệnh danh là vị quận trưởng “nhiệt tâm” đối với công tác bình định quận Củ Chi.

Sau năm 1975, Lê Hữu Cương bị cầm tù cải tạo suốt 13 năm. Một mảnh đời binh nghiệp của ông đã được chính Lê Hữu Cương viết trong cuốn sách “Khúc Quành Ðịnh Mệnh”, xuất bản năm 2000. Tác phẩm thứ hai “Hồn Văn Mệnh Sử” gần hoàn tất thì ông Lê Hữu Cương đã quyết định bỏ cuộc chơi, để lại nhiều tiếc thương. Cái chết của Lê Hữu Cương gây xôn xao trong giới giang hồ, cũng như làm đau lòng cho nhiều người trong thân tộc.

Chúng tôi góp nhặt từng mảnh vụn ngày cuối của Lê Hữu Cương và chia sẻ cùng độc giả như sau:

Ông Nguyễn Công Nghi ở Pomona nhận được điện thoại lúc 5:45 AM. Ðầu dây bên kia là Lê Hữu Cương. Ông Cương nói vừa bỏ thùng gởi cho ông Nghi một lá thơ dài và đầy đủ chi tiết đến các bạn. Gạn hỏi chuyện gì Cương cũng không nói thêm, chỉ cho biết là ông sẽ đi xa. Khi nhận được thơ các bạn sẽ biết rõ hơn.

Ông Trần Minh Huyên ở Westminster nhận coup điện thoại, lúc 6 giờ sáng Thứ Hai 6 Tháng Chín. Bằng giọng rất bình tĩnh, ông Cương nói, trong vòng một giờ đồng hồ nữa thì ông sẽ không còn nữa. Ông muốn mượn coup điện thoại cuối cùng này để gởi lời tạm biệt đến tất cả anh em. Nghe giọng rất cương quyết và bình thản, ông Huyên biết Cương không đùa và cũng không có vẻ bối rối. Ông Huyên khuyên bạn hãy bình tĩnh, đừng làm gì vội vã trong khi đang có chuyện buồn. Ông Cương quả quyết điều ông làm có chuẩn bị và hiện giờ ông rất bình tĩnh. Nói xong Lê Hữu Cương cúp máy và đường dây điện thoại ấy cũng cắt luôn từ đấy. Không còn cách nào để níu kéo bạn, ông Huyên tức khắc báo cho các người bạn khác.

Từ hoang mang tới hoảng hốt, ông Huyên báo cho cảnh sát nơi ông Cương cư ngụ, với hy vọng cảnh sát ngăn chặn kịp. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, ông Huyên gọi lại sở cảnh sát, ông bàng hoàng hay tin Lê Hữu Cương đã tự thiêu tại nhà ở Los Angeles. Sở Cứu Hỏa đã tới dập tắt ngọn lửa. Ông Cương bị phỏng cháy bằng xăng đến 80%. Tới bệnh viện cấp cứu nhưng lúc 2 giờ chiều ngày 6 Tháng Chín thì Lê Hữu Cương đã trút sạch nợ trần. Căn nhà ông cư ngụ cho đến 2 tuần trước, ở Los Angeles đã bị cháy đến 75%. Cảnh sát và sở cứu hỏa niêm phong đống tro tàn để điều tra thêm chi tiết.

Bằng hữu của Lê Hữu Cương rất xúc động trước tin bạn bỏ cuộc chơi. Ðồng môn võ bị họp mặt, chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tay việc chung sự. Bạn giang hồ như Nguyễn Công Nghi, Trần Minh Huyên, Hoàng Sỹ, Nguyễn Chí Hòa, Phạm Trọng Phúc liên tục gọi điện thoại cho bà Phạm Thị Tuyết, vợ Lê Hữu Cương, nhưng điện thoại đã cháy theo căn nhà nên không có phương tiện nào khác liên lạc với bà Tuyết.

Ông Cương có ba người con với bà vợ trước, các cháu được tin dữ, có liên lạc với sở cảnh sát để lập thủ tục lãnh xác ông về mai táng, nhưng thủ tục chưa hoàn tất.

Vài người bạn cho biết Lê Hữu Cương đã rời căn nhà ở Los Angeles gần 2 tuần, dọn về ở trọ trong một căn phòng ở Little Saigon. Sáng Thứ Tư ngày 8 Tháng Chín ông Huyên gọi tôi đến quan sát căn phòng trọ của Cương, để nhận lại những di vật của ông. Căn phòng nhỏ ông share chỉ có một tấm nệm làm chỗ ngủ dưới sàn, một cái bàn làm việc và ít đồ dùng lặt vặt. Vào căn phòng này chúng tôi mới hay ý định bỏ cuộc của Cương đã có từ lúc rời nhà xuống đây.

Một tấm hình thân mẫu Lê Hữu Cương. Trên bàn có nhiều mẩu giấy ghi note cho bà Tuyết, chủ nhà và các bạn khác. Một mẩu giấy ghi:

“Tuyết em,

Anh đã mang biếu bộ computer và chiếc TV cho bạn anh rồi kể cả chiếc máy Sony (Radio-Cassette). Viết để em khỏi thắc mắc về một số đồ làm việc của anh đã không còn ở đây nữa. Anh Lê Hữu Cương. Sept - 04”.

Trên tờ giấy khác ông Cương viết cho chủ nhà:

Mọi vật dụng của anh Lê Hữu Cương trong phòng này, nhờ em trao lại cho vợ anh là bà P.T. Tuyết, số nhà XXX, điện thoại... Los Angeles

Trường hợp vợ tôi là Tuyết không đến nhận thì hai cháu trao lại cho ông Trần Minh Huyên hoặc ông Nguyễn Công Nghi, điện thoại số...

Chào từ biệt hai cháu về sự ra đi đột ngột của chú.

Trên trang lịch bóc, ngày 6 Tháng Chín, có viết hàng chữ đậm “RA ÐI MUÔN THUỞ”.

Ông Hoàng Sỹ, bạn Lê Hữu Cương, cho biết, tại quán Café Factory, sáng Chủ Nhật ngày 4 Tháng Chín, Cương khoe đã dọn xuống Little Saigon và rất tiếc chưa hoàn tất cuốn sách thứ hai. Cương nói, sáng Thứ Hai sẽ mang một ít đồ về trả cho bà Tuyết và có thể phải đi xa.

Hai ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật Lê Hữu Cương vẫn vui vẻ chuyện trò với chúng tôi ngoài Café Factory. Nguyễn Chí Hòa ngồi với tôi tại bàn bên cạnh thì Cương ngoắc ra ngoài nói chuyện riêng. Lê Hữu Cương ngập ngừng không nói hết câu, rồi xin số điện thoại của Hòa để gọi cho anh sau. Cương có gọi điện thoại cho Nguyễn Chí Hòa nhưng gọi về số nhà cũ, con gái của Hòa nói bác Cương nhắn, nhưng lúc ấy Cương đã cháy.

Người nôn nóng hơn cả là ông Nguyễn Công Nghi, ngóng lá thơ của Lê Hữu Cương từng giờ từng phút. Ông biết thơ vẫn phát vào buổi xế chiều, nhưng từ trưa ông Nghi không ra khỏi nhà, ngồi chờ lá thơ cuối cùng của bạn Lê Hữu Cương. Ðúng 3 giờ 45 phút người phát thơ tới, ông Nghi bay ra chộp lấy. Nỗi xúc động kèm theo sự hồi hộp, ông Nghi vừa xé thư vừa rươm rướm nước mắt.

Nét chữ đều và bình tĩnh (xin xem phóng ảnh một vài đoạn):

9/3/04 Westminster

Bạn Nguyễn Công Nghị và các bạn Huyên, Sỹ, Chí Hòa, Phúc, Ð.B. Huy, P.X. Tập, Trần Văn Ngọc cùng toàn thể những bạn bè quen biết xưa nay. Các anh Ðặng Ðức Thắng, V.L. Mai, Rồng cùng toàn thể các đàn anh quý trọng xưa nay - Các bạn khóa 16/ TVBQGVN kính mến.

Lá thư tuyệt mạng này sẽ đến với các bạn, các anh như một lời tạ từ miên viễn của Lê Hữu Cương trước khi đi về bên kia thế giới - Tôi chọn con đường ra đi mất dạng bằng lửa đốt - Thân xác hóa thành tro than như Chúa đã nói “Bụi cát sẽ trở về với cát bụi” - Con đường tôi chọn để trở về là lửa - Bởi thân xác tôi đến nay nhuốm đầy căn bệnh khó chữa - Bởi tôi cô đơn, bởi tôi muốn như thế - Sống thêm một vài năm đầy bệnh hoạn nào có ích gì, thà chết đi cho khỏi phải đau đớn về cả hai mặt tinh thần thể xác và vật chất - Ðời này sự sống thì rất quý, tôi thấu triệt điều đó, nhưng sự chịu đựng của tôi đã quá hạn kỳ - Tôi cụt chân chịu đựng suốt 42 năm trời - Tôi ở tù gần 13 năm, người cộng sản làm khổ tôi nhiều lắm.- Tôi đui hai con mắt, mổ rồi nhưng không hoàn hảo, tôi rụng hết răng không còn ăn ngon, tôi điếc hai tai không còn nghe thấy, ruột tôi bị bướu ung thư, bao tử tôi bị loét bầy nhầy, mạch tim tôi lúc ngừng lúc đập, da thịt tôi mỗi ngày càng thâm đen đi đến chỗ dị hình dị tướng - Sống thêm nữa để làm gì khi thân thể tôi đã có triệu chứng hủy diệt - Sống thêm để làm gì khi tinh thần tôi xuống tới vực thẳm u tối - Ðã biết được những điều trên một cách chính xác, thế tại sao không can đảm cưỡi lửa mà đi - Về bên kia thế giới biết là xa cách các anh, các bạn, nhưng tôi nghĩ là tôi sẽ được sống trong tâm khảm của bạn bè, đàn anh, đồng môn mãi mãi.

Tôi đã làm tròn trách nhiệm của một chiến sỹ giữ nước - Tôi đã sống trọn vẹn với mọi người trong đầy ắp tình thương và sự kính trọng - Thế là đủ lắm rồi và cũng không mong gì hơn - Khi tôi chết bạn Nghi và các bạn nào còn yêu quý tôi, các đàn anh nào còn thương tôi hãy tiếp tay với vợ tôi là P.T. Tuyết, địa chỉ XXX, điện thoại (tòa soạn tự ý không nêu địa chỉ và điện thoại người còn sống), để chôn tôi trên nghĩa trang đồi hồng mà vợ tôi đã mua lỗ huyệt sẵn rồi. Nếu có hao tốn tiền bạc nhờ bạn Nghi, bạn Ngọc, Bạn Sỹ, bạn Huyên, bạn Hòa, bạn Khôi, bạn Thiên quyên góp kẻ nhiều người ít để tiếp tay với vợ tôi chôn tôi.

Tôi xác nhận để mọi người khỏi nghi ngờ về vợ tôi là P.T. Tuyết, người tài giỏi, một trợ tá đắc lực của tôi trong sự nghiệp văn chương, văn học, mà tôi đã và đang dự tính thực hiện trong quá khứ và cho tương lai. Tuyết rất tốt với tôi nhưng tôi bệnh quá, đủ thứ bệnh nên tôi phải tự xa vợ tôi có thế thôi. Tôi không muốn nói nhiều hơn nữa và chỉ xin các bạn, đàn anh hãy đối xử tốt với Tuyết, bởi Tuyết đã đối xử rất tốt đối với tôi khi đang còn sống bên nhau - Có thế thôi.

(Phần còn lại của lá thơ tuyệt mệnh là những lời nhắn gởi về những việc làm mà Lê Hữu Cương chưa hoàn tất.)

Kính chào trong tương kính,

Lê Hữu Cương.

Lá thơ tuyệt mạng Lê Hữu Cương viết, đề ngày 3 Tháng Chín, sau đó anh vẫn ra quán Café Factory với bạn hữu hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật, bàn chuyện văn hóa nghệ thuật với các bạn. Ðến sáng Thứ Hai ngày 6 Tháng Chín, Lê Hữu Cương mới đem thơ đi gởi cho ông Nguyễn Công Nghi và gọi điện thoại từ giã ông Trần Minh Huyên.

Lê Hữu Cương quả thật là một người gan lỳ, anh có 96 tiếng đồng hồ để thay đổi tư tưởng, nhưng quyết định ấy anh đã giữ và thi hành đúng như lá thư tuyệt mệnh gởi cho bằng hữu.

Lá thơ được sao chép ra hàng trăm bản chuyền tay nhau ở nhiều quán cà phê. Người nào cũng xin một bản để bùi ngùi thương cho phần số của bạn Lê Hữu Cương. Căn cứ theo lá thư và mọi sự được chuẩn bị cho chuyến đi rất chu đáo và hoàn toàn bình tĩnh. Bạn chúng ta đã ra đi với sự toan tính đầy lý trí chứ không vì bốc đồng hay phẫn nộ nhất thời.

Trước sự ra đi của Lê Hữu Cương, bằng hữu tiếc thương ông nhiều lắm. Tất cả đều muốn chia sẻ một chút gánh nặng, một phần xót xa cho thân phận người bạn xấu số. Sinh thời ông Lê Hữu Cương sống rất hùng và chí tình với anh em, khi chết ông vẫn chứng tỏ rất can đảm, do đó ông rất xứng đáng để có một đám tang trong thâm tình.

Tất cả bằng hữu đều nóng lòng muốn biết tang gia sẽ chuẩn bị buổi tiễn đưa anh Cương ra sao, tất cả đều muốn có cơ hội tiễn chân anh lần cuối. Chúng tôi biết giờ này chị Tuyết rất bối rối và có nhiều điều phải lo liệu. Vì không còn phương tiện liên lạc với chị Cương chúng tôi mong chị hãy chia sẻ cho anh em bạn hữu của Cương để cùng nhau làm một tang lễ tiễn chân anh cho ấm lòng người đi. Trong thơ tuyệt mạng anh Lê Hữu Cương đã nhắn gởi chúng tôi tiếp tay với chị, do đó xin chị đừng ngần ngại liên lạc với một trong số anh em chúng tôi: Nguyễn Công Nghi số (714) 598-6994; Hoàng Sỹ (714) 493-9417; Nguyễn Chí Hòa (714) 655-8852; CNN (714) 448-9692 để chúng tôi được làm tròn bổn phận đối với người bạn vừa tự ý giã biệt.

Nguyện cầu hương hồn bạn ta tìm được cõi an nhàn hơn chờ ngày chúng ta sẽ cùng về hội tụ.

NGUYỄNGỌCHẤN, CNN

Friday, November 20, 2009

Đột Kích Đêm


Trăng đỏ máu, suối đen hơn đáy vực
Đêm chập chùng, bừng sáng hỏa châu soi
Cúi rạp mình như bò sát, nín hơi
Chờ thủ hiệu, hàng ngang cùng đột kích.

Dốc yên ngựa phân chia ta với địch
Cỏ tranh khô, tử khí át hương sim
Đêm phập phồng theo nhịp đập con tim
Giờ quyết tử. Trung Đội: " Xung phong! Sát! "

Mạng con người phút giây thành cỏ rác
Đêm thét gào, súng đạn nổ không ngơi
Chiếm mục tiêu, đêm long đất lỡ trời
Người hăng máu, núi đồi say khói lửa .

Rồi im lặng chợt về trên địa ngục
Đêm thâm u, dã thú nuốt con mồi
Bóng trăng nghiêng, hoa đăng nhạt sau đồi
Soi bãi chiến, rọi hố hầm đẫm máu .

Vuốt mắt bạn, gom xác thù, báo cáo
Vét chiến hào, chờ đơn vị bàn giao
Khói mắt cay, hay có ngấn lệ trào
Khi khoảnh khắc bỗng trở thành thiên cổ.

Lại suốt đêm giữa chiến trường gian khổ
Lính hành quân, đêm thức, sáng ngủ ngày
Chờ đến lượt bản thân mình " trúng số "
Buồn tang thương, vui sống sót hôm nay .


HUY VĂN

( Dãy Kỳ Vĩ, Đức Dục , Quảng Nam
Đường vào Nông Sơn tháng 7/ 1974 )

Thursday, October 29, 2009

Đêm Pleiku




Ta đến đây rồi . Ơi Pleiku !
Một chiều gió lạnh xám mây mù
Nơi nào phố xá ? Đâu mặt trận ?
Chỉ thấy núi đồi trắng mưa thu .

Lính trẻ lang thang trên đường phố
Mong gặp “ Em má đỏ môi hồng “
Nhưng chỉ thấy người dồn chân bước

Phố xôn xao áo trận, đồ bông .

Cả buổi tối đi lên, đi xuống
Hết cà phê lại đến…cà phê !
Thoáng hơi thu theo gió trôi về
Mai ra trận, đêm nay xả láng .

Đêm giới nghiêm trời chưa vội sáng
Lính độc thân vui trước, buồn sau
Ngày và đêm có khác gì nhau
Nên cứ thế ngược xuôi phố thị .

Nay thoải mái, mai đi mút chỉ
Đứa Pleime, đứa khác Lệ Minh
Địa danh mang kỷ niệm thân tình
Như định mệnh sẵn dành cho Lính .

Buổi đầu tiên cõi lòng vô định
Lính xa nhà, lãng mạn thâu đêm
Chong mắt thức nhìn thành phố ngủ
Chợt nao lòng một nỗi không tên .


HUY VĂN
( Để nhớ Khóa 57 RNSL và mùa thực
tập Trung Đội Trưởng 28/10/1973 )

Saturday, October 24, 2009

Mùa thu năm xưa


Mùa thu lại về trên Bắc Mỹ
Có lá vàng rơi khắp nẻo đường
Ghế đá công viên bao thế kỷ
Nhân tình ngồi nói chuyện yêu thương

Tôi nhớ năm xưa về Đồng Đế
Mùa thu chinh chiến quê hương mình
Lửa đạn tang thương bao thế hệ
Tôi theo bè bạn bước đao binh

Tôi nhớ mùa thu qua Phú Chánh
Đồng hoang cỏ cháy khắp nẻo đường
Bao kẻ mất con đời bất hạnh
Khóc cảnh bể dâu khúc đoạn trường

Tôi nhớ con đường về An Lộc
Quốc lộ Mười Ba chẳng lá vàng
Có những nấm mồ nằm cô độc
Một tấm thẻ bài mấy nắm nhang

Tôi nhớ bạn bè ngày dong ruổi
Nhớ lá vàng rơi buổi quân hành
Nên viết bài thơ trong tiếc nuối
Thương những mùa thu mộng tuổi xanh

SVSQ Lê Chiến khóa 8/72

Wednesday, October 7, 2009

Thơ Mường Giang và Chiến Hữu


NGƯỜI PHẾ BINH GIÀ
CHẾT ÐÊM QUA

có lần từ Mỹ về Phan Thiết
theo bạn nhậu chơi tận Phú Long
bửa tiệc nhà giàu đầy rượu thịt
đời vui như lạc cảnh tiên bồng

đang lúc ngã ngiêng cười ngặt nghẽo
bổng ai vừa trổi khúc bi ca
tiếng đờn vọng cổ hờn,than,oán
não nuột trời ơi, nước mắt hoà

ra ngõ gặp anh người hát dạo
cụt chân, mù mắt, lết xe lăn
phong trần nhuộm bạc đời trai trẻ
nhưng nét nam nhân vẫn khắc hằn

Mấy chục năm sầu, bao biển lệ
mà anh vẫn giữ áo hoa rừng
chiến y chằng chịt trăm lần vá
bạc phếch, đoạn trường lắm thãm thương

anh hát toàn bài chinh chiến cũ
điệu ru nước mắt, nát tim người
hò, xề, sang, xứ như oà thét
khiến kẽ vong gia cũng tã tơi

tàn tiệc mỗi người trôi một nẽo
loạn ly đời thế, mấy ai vui ?
tôi về xứ lạ làm bồi Mỹ
quên chuyện long đong, khóc lẫn cười

nhân có bạn từ Phan Thiết tới,
hỏi tin người hát dạo thưong binh
mới hay anh đã ôm đàn chết
giữa một đêm mưa trước mái đình

buổi đó vì đời làm lính trận
tàn cơn lửa loạn chịu thương đau
nay trơ nấm đât hoang vô chủ
định mệnh gì đâu quá nghẹn ngào.

Xóm Cồn
Tháng 10=2009
Mường Giang




Lính trận

Trời tháng bảy mưa dầm dề cả tháng
Đi hành quân gạo xấy dắt ngang hong
Buổi dừng quân ăn ngồi trên bờ đất
Nuốt nửa chừng mắc nghẹn cổ khô rân

Khõa nước ruộng một bụm tay nuốt vội
Mưa ào ào nước nhỏ giọt sau lưng
Đường hành quân còn dài đi chưa hết
Mùa mưa nầy chiến dịch chắc đâu ngừng?

Đôi giày vãi uớt hoài không khô được
Màu úa phèn vàng lên nửa ống quần
Ngày tháng trôi theo từng ngày chiến trận
Khắp vùng lầy khu chiến địaTiền Giang

Bửa máy bay đổ quân qua Chợ Gạo
Đêm ngủ nằm tàu chở sáng Hàm Luông
Rừng dừa nước Long An vùng tối đất
Qua Cái Bè, Cái Lậy giáp Kiến Phong

Thuốc Ruby hai ngón tay vàng cháy
Thức canh chừng chờ giặc hút không thôi
Bi đong rượu ấm lòng vài hớp nhỏ
Uống cầm chừng cho đêm trắng qua mau

Thân lính trận có giờ đâu suy nghĩ
Ngày ở nhà bù khú bạn say sưa
Khắp động gái cho qua ngày ân ái
Tình yêu chi cho bận bịu thê nhi!

Thời chính chiến có gì đâu giử được
Máng đời theo dòng nước lủ phong cuồng
Ai biết được ngày mai ra chiến trận
Có còn vể hay nằm chết phơi xương?!

Hoàng Chương




CHUYẾN HÀNH QUÂN ĐẦU ĐỜI

Theo đơn vị hành quân vùng Châu Đốc
Mùa nước lên, lúa sạ ngập đầy đồng
Đi tìm giặc chỉ thấy toàn lũ chuột
Thèm chất tươi, thịt nướng thật ấm lòng .

Ngày ướt vớ, đêm mang giày ngủ võng
Sáng, trưa, chiều, tối cũng lấm bùn hôi
Đêm chờ sáng, Poncho trùm chống muỗi
Ướt triền miên, đời lính cực thì thôi !

Ngồi " Cua sắt " vượt rừng tràm, ruộng lỡ
Qua Tịnh Biên, Vĩnh Tế, xuống núi Dài
Rừng Thất Sơn một thuở đẹp liêu trai
Nay xơ xác, hoang tàn, trơ đất đá .

Máu lại đổ trên bụi cây, khóm lá
Đêm đổi quân, ngày đánh chốt, phá kiềng
Pháo, đạn, bom, mìn bẫy nổ liên miên
Địch cố thủ, hạ quyết tâm chống đỡ .

Chuẩn Uý " sữa " thét gào cho bớt sợ
Miệng " Xung phong !" mà bụng thắt từng hồi
Như khinh binh: cũng ăn đứng, ngủ ngồi
Ôm lựu đạn thức trắng đêm trám tuyến .

Mùi tử khí theo khói đưa, lửa quyện
Xác phơi mình chờ đêm xuống mang đi
Bài vọng cổ. Trời ơi! Ai cất tiếng!
Xuống câu Xề nghe não nuột, lâm ly !

Bịch gạo xấy một tuần chưa nhai hết
Thuốc vàng tay, cổ rát, nứt môi khô
Máu còn rơi, người còn quấn Poncho
Ôm ghì súng, mắt cay nhoà mỏi mệt .

Rồi cũng xong đợt hành quân gian khổ
Mừng cho ta, buồn cho kẻ không may
Tạm lìa xa chốn bom rơi, đạn nổ
Chào Thất Sơn, ta xuống núi hôm nay .

( Núi Dài, Thất Sơn, Châu Đốc
Tháng 10-1973 )




Trực thăng vận

Trực thăng thả xuống đồng mênh mông
Cánh quạt xoấy vòng loang loáng nước
Đoàn quân từng toán nhảy ngang hong
Ba lô, súng đạn , mang theo nặng
Ngập lúng ngang lưng gió quạt đầu
Đám năn cao phất phơ ngang mặt
Đoàn quân đội hình ở thế tấn công
Phía trước mặt khu rừng tràm trầm uất
Dàn hàng ngang hò hét xung phong
Nước tung toé vài thằng bị trúng
Đạn quân thù xối xã bắn ra
Tay súng chưa bóp cò nhả đạn
Đã vội ra đi! -Bạn bè xôi máu
Trận chiến đấu một mất một còn
Chiếm bìa rừng xác thù phơi bờ đất
Cũng mấy thằng, cùng giống da vàng!
Đoàn quân xã hơi buổi tối bìa rừng
Treo võng nhựa ngã lưng chưa ngủ
Thương mấy thằng vừa chết mắt rưng..!

Hoàng Chương
Hành quân vùng Cái Bè giáp ranh Cao Lảnh Kiến Phong năm 69



CHIỀU QUA BẮC
VÀM CỐNG

Buổi chiều, mưa đổ trên sông vắng
Công voa dừng lại đợi chuyến phà
Bến Bắc chập chờn trong sương trắng
Một dòng trăn trở đục phù sa .


Chiều qua sông thoáng buồn se sắt
Mưa thấm Poncho, lạnh cõi lòng
Lạnh tràn lên mắt, lên thép súng
Lính trẻ xa nhà nhớ viễn vông .

Ta qua sông. Thì đang qua sông !
Mây mù giăng lối, trắng mênh mông
Mưa đọng hạt mềm trên nón sắt
Từng giọt rơi thầm vào hư không .

Con đò đẩy ngược để thả xuôi
Chòng chành sóng vỗ, lục bình trôi
Lính cũng phong trần trên vạn lối
Bềnh bồng như đám lục bình thôi !

Đường ra mặt trận vùng châu thổ
Mang dấu phù sa, lấm đất màu
Giày saut lết bết, mưa lầy lội
Mỗi bước chân qua, một nỗi sầu .

Tuổi trẻ thở dài vì chinh chiến
Chiều qua Vàm Cống thoáng chạnh lòng
Bên bồi, bên lở, sông vẫn đục
Cho đến bao giờ nước lại trong ?

HUY VĂN
( Trên đường vào Chi Lăng , Thất Sơn )
10-1973

Sunday, August 30, 2009

Khi Tôi Chết


Khi tôi chết trên bước đường lưu lạc

Xin mọi người đừng quấn mảnh khăn tang

Phủ thân tôi danh dự lá cờ vàng

Ba sọc đỏ nối liền Trung Nam Bắc

Khi tôi chết đừng chôn tôi xuống đất

Lạnh đáy mồ biết ai đến viếng thăm

Những đêm trăng bên mộ xác tôi nằm

Hồn ẩn hiện thẩn thờ khi đêm xuống

Khi tôi chết đừng chôn bên thữa ruộng

Trên cánh đồng sỏi đá của miền Trung

Nơi ngàn thu những chiến sĩ anh hùng

Đã yên giấc dưới bóng cờ chiến đấu

Khi tôi chết đốt tôi thành bụi trấu

Rãi tro tàn trên biển Thái Bình Dương

Để những ngày trôi giạt mất quê hương

Được an ủi linh hồn người xa xứ

Khi tôi chết tên không vào chiến sử

Như bao người vì tổ quốc hy sinh

Đừng ghi tôi vào bia mộ hiển linh

Cho tôi được an lòng trong cỏi chết


SVSQ Lê Chiến khóa 8/72

Saturday, August 1, 2009

KHẮC KHOẢI


Cầu vòng nở hoa từ vạt nắng
Mà vẫn mưa trắng cả màn trời
Đời vui cảnh biển yên, sóng lặng
Sao vẫn buồn, nhớ giọng à ơi !

Mẹ vẫn còn từng đêm khắc khoải
Thì sao yên giấc ngủ canh trường
Cha tóc trắng vì đời oan trái
Gánh nặng vai, một nắng hai sương.

Bước ly hương chưa lần quay gót
Vẫn giang hồ đây đó tha phương
Khác chi chùm gởi hay bèo bọt
Tán, tụ, đầy, vơi. Thật chán chường !

Phải chi ba đào đừng dậy sóng
Thì đã không lỡ thợ, lỡ thầy
Manh giáp tả tơi vì biến động
Nên thân đành luân lạc trời mây.

Thì cũng chỉ niềm thương, nỗi nhớ
Của nhặt khoan nhịp sống đời người
Vẫn u uẩn trong lòng nặng nợ
Của ân tình tận thuở đôi mươi.

Trong sầu lắng của trang nhật ký
Còn âm vang lời vọng quê hương
Đành dỗ giấc từng đêm thao thức
Tiếng thủy chung gửi tạm gió sương.

HUY VĂN

Friday, July 31, 2009

Quyết tử


Tổ quốc lên cơn đau
Lòng người quặn thắt
Lớp lớp Sĩ Nông Công Thương
Hàng hàng đều đã dấn thân
Người người đều đã lên đường
Hàng, lớp, người người vào chốn cầm giam
Vẫn tiếp nối dòng người
Hiên ngang đi vào lao ngục
Quyết đòi lầy một điều
Quyền Dân tộc tự quyết
Để bảo vệ giang sơn
Dẫu phơi gan trải mật
Phải chận ngay bọn tay sai cúi luồn
Dâng Nước Nhà cho lũ giặc Bắc phương
Từng tấc đất, nghìn năm bao máu thắm

Dân tộc ta kiên cường
Dù xương trắng khắp núi rừng Quê hương
Khống thể, không thể...
Để hình hài Tổ tiên bị ngoại xâm chia cắt
Để sóng biển quê Cha uất hận dâng trào
Để mắt mẹ vỡ máu khóc con mình chìm đắm
Biển, đảo, biên cương giống nòi bách thắng
Lê,Nguyễn,Lý,Trần ơi !
Hãy giống lên hồi trống trận
Nguyện một lời "thà làm quỷ nước Nam"

Hỡi Hồn Thiêng Sông Núi
Xin nổi dậy hồi sấm sét
Chuyễn động trời Đông
Ầm ầm bão lửa căm hờn
Cho vỡ tan máu tim lồng ngực
Chảy tràn uất hận lên thần lực
Từ châu thân dạ đồng gan sắt
Của hơn tám mươi triệu cánh tay
Quyết đập tan lũ bán nước phen này.

Lê quang Hồng
Perth,WA. 27/7/09

Wednesday, July 29, 2009

Viết những bài thơ


Tôi viết cho em những bài thơ
Từ ngày tan học bước bơ vơ
Theo bước em về đường Thống Nhất
Cuối nẻo dòng sông chảy lặng lờ

Tôi viết cho em từ Nha Trang
Trên đỉnh Hòn Khô nhạt nắng vàng
Nhìn xuống Ba Làng thuyền ghé bến
Vắng bóng em về nhớ mê man

Tôi viết cho em từ Bình Dương
Quốc lộ Mười Ba buổi mở đường
Trong tiếng pháo thù từ An Lộc
Không tiếng em cười trong nhớ thương

Tôi viết cho em từ chốn xa
Bắc Mỹ đêm về lạnh tuyết qua
Thương mải cuộc tình ngày chinh chiến
Nên nhớ về em buổi xa nhà

SVSQ Lê Chiến khóa 8/72

Thursday, July 2, 2009

Tâm Tình người Kỵ Binh


Một thuở tôi là lính kỵ binh
Từ Gò Dầu Hạ về Tây Ninh
Vết xích băng qua vùng đá sỏi
Vó ngựa in lên bước đăng trình

Tôi đội lên đầu chiếc mũ đen
Qua Bình Dương phố mới lên đèn
Giày sô áo trận mùi khói súng
Về thăm cô bé mới vừa quen

Chi đội mở đường lên Khiêm Hanh
Bụi đỏ nào vương túp lều tranh
Bà mẹ về trong chiều tắt nắng
Nhớ con thơ thẩn bước độc hành

Chi Đoàn hành quân vùng Dầu Giây
Rừng cao su đầy vết đạn cày
Đại pháo từ Phương Lâm Định Quán
Vẫn vọng về đây suốt mọi ngày

Tôi về Phước Tuy nhớ Bình Dương
Cô bé vừa quen má đỏ hường
Nhớ cả Lái Thiêu vườn trái ngọt
Ngọt cả tình tôi buổi tha hương

Từ độ quê hương tàn lữa binh
Tôi ở phương xa nhớ một mình
Vẫn tiếc vẫn thương về dỉ vãng
Một thuở oai hùng lính Kỵ Binh

Thiên Chương chi đoàn 2/15 TK

Sunday, June 21, 2009

Nhớ ngày Quân Lực


Năm Bảy Mươi Hai ngày quân lực
Quân Đội diển binh bên Sông Hàn
Tôi ở miền Trung cơn nắng bức
Cổng vào tuyển mộ bước hiên ngang

Năm Bảy Mươi Ba ngày quân lực
Tiểu Đoàn vào Sài Gòn diển binh
Tôi ở Nha Trang nghe rạo rực
Hát bản quân ca bước một mình

Năm Bảy mươi Tư ngày quân lực
Căn cứ Tám Hai pháo đạn thù
Tôi vẫn sống qua ngày khổ cực
Bạn bè yên giấc ngủ ngàn thu

Năm Bảy Mươi Lăm ngày quân lực
Tôi ở chốn xa tủi phận mình
Một thuở oai hùng trong ký ức
Chỉ là kỷ niệm kiếp nhà binh

Mổi năm tháng Sáu ngày quân lực
Đội chiếc mũ đen như màu tang
Tôi khoác lên mình đồ quân phục
Như hổ nhớ rừng dưới đồng hoang

Lê Chiến khóa 8/72

Friday, June 19, 2009

TẠ TỘI


Rừng lại gọi ta về trong tủi nhục
Núi thâm u trơ đá , lạnh sương mai
Xưa chinh y, nay cơm tù , áo ngục
Đoạn trường mang cay đắng nối u hoài .

Nắm cơm hẫm mỗi ngày hoà với muối
Nuốt nghẹn ngào trái khổ , nén buồn rơi
Rừng độ lượng , cho ta mầm dinh dưỡng :
Lá tàu bay , đọt dương xỉ , cầm hơi .

Đau như thể lửa thiêu trong lồng ngực
Nhói từng cơn như máu rỉ buồng tim
Vì tài hèn , sức mọn phải lặng im
Cho định mệnh trói tay vào lịch sử .

Thân cải tạo , trên đầu treo án tử
Đời tàn binh, cuộc sống đếm từng ngày
Sá gì vắt, muỗi mòng , hay thú dữ
Chỉ thẹn lòng không " da ngựa bọc thây " .

Mỗi nhát cuốc khai đất hoang mở lối
Là tiếng lòng dội mãi những đau thương
Tổ Quốc ơi , xin cúi đầu tạ tội
Vì sa cơ nên để mất quê hương.

Huy Văn.
(Tặng DƯƠNG HỒNG PHONG, TRẦN THIỆN VIỆT va HOÀNG CÔNG LỰC
để nhớ Nhà 2, Trại 4, HT /TA 14)

THÂN TA VẪN NỢ TRIỀN MIÊN


30 năm ! Đã 30 năm !
Thời gian trôi lặng lẽ, âm thầm
Ta vẫn gò lưng ,lầm lũi bước
Như hôm nào vừa mới hóa thân.
Ta hóa thân ta thành cỏ rác
Sau một năm cuốc đất , phá rừng
Một năm dâu bể và tan tác
Ngày ra tù , Trời , Đất rưng rưng.
12 năm thắp từng ngọn đuốc
Soi bóng đời ta , như bóng ma
Biển lửa hôm nào ta nhập cuộc
Vẫn cháy râm rang cõi ta bà.
Náng Hè thiêu đốt dòng hận sử
Mưa Thu lã chã giọt vắn, dài
Chớp mắt đã già thân lữ thứ
Chuyện vá trời biết tỏ cùng ai?
Nơi xứ người, cơm no, áo ấm
Mà sao lòng khắc khoải, chưa yên
Tâm còn động ,tình còn u uẩn
Bởi thân ta vẫn nợ triền miên.
Nợ xương máu những người đã khuất
Nợ núi sông trả mới nửa mùa
Nợ chồng nợ ! Đời trôi tất bật
Thẹn lòng khi nhớ chuyện xa xưa.
Huy Văn

CHUYẾN HÀNH QUÂN ĐẦU ĐỜI



Theo đơn vị hành quân vùng Châu Đốc
Mùa nước lên, lúa sạ ngập đầy đồng
Đi tìm giặc chỉ thấy toàn lũ chuột
Thèm chất tươi, thịt nướng thật ấm lòng .

Ngày ướt vớ, đêm mang giày ngủ võng
Sáng, trưa, chiều, tối cũng lấm bùn hôi
Đêm chờ sáng, Poncho trùm chống muỗi
Ướt triền miên, đời lính cực thì thôi !

Ngồi "Cua sắt" vượt rừng tràm, ruộng lỡ
Qua Tịnh Biên, Vĩnh Tế, xuống núi Dài
Rừng Thất Sơn một thuở đẹp liêu trai
Nay xơ xác, hoang tàn, trơ đất đá .

Máu lại đổ trên bụi cây, khóm lá
Đêm đổi quân, ngày đánh chốt, phá kiềng
Pháo, đạn, bom, mìn bẫy nổ liên miên
Địch cố thủ, hạ quyết tâm chống đỡ .

Chuẩn Uý "sữa" thét gào cho bớt sợ
Miệng "Xung phong!" mà bụng thắt từng hồi
Như khinh binh : cũng ăn đứng ngủ ngồi
Ôm lựu đạn thức trắng đêm trám tuyến .

Mùi tử khí theo khói đưa ,lửa quyện
Xác phơi mình chờ đêm xuống mang đi
Bài vọng cổ. Trời ơi ! Ai cất tiếng !
Xuống câu Xề nghe não nuột lâm ly !

Bịch gạo xấy một tuần chưa nhai hết
Thuốc vàng tay, cổ rát, nứt môi khô
Máu còn rơi, người còn quấn Poncho
Ôm ghì súng, mắt cay nhoà mỏi mệt.

Rồi cũng xong đợt hành quân gian khổ
Mừng cho ta, buồn cho kẻ không may
Tạm lìa xa chốn bom rơi, đạn nổ
Chào Thất Sơn, ta xuống núi hôm nay.

(Núi Dài, Thất Sơn, Châu Đốc Tháng 10-1973)

CHIỀU QUA VÀM CỐNG


Buổi chiều , mưa đổ trên sông vắng
Công voa dừng lại đợi chuyến phà
Bến Bắc chập chờn trong sương trắng
Một dòng trăn trở đục phù sa .

Chiều qua sông thoáng buồn se sắt
Mưa thấm Poncho , lạnh cõi lòng
Lạnh tràn lên mắt , lên thép súng
Lính trẻ xa nhà nhớ viễn vông .

Ta qua sông . Thì đang qua sông !
Mây mù giăng lối , trắng mênh mông
Mưa đọng hạt mềm trên nón sắt
Từng giọt rơi thầm vào hư không .

Con đò đẩy ngược để thả xuôi
Chòng chành sóng vỗ , lục bình trôi
Lính cũng phong trần trên vạn lối
Bềnh bồng như đám lục bình thôi !

Đường ra mặt trận vùng châu thổ
Mang dấu phù sa , lấm đất màu
Giày saut lết bết , mưa lầy lội
Mỗi bước chân qua , một nỗi sầu .

Tuổi trẻ thở dài vì chinh chiến
Chiều qua Vàm Cống thoáng chạnh lòng
Bên bồi , bên lở , sông vẫn đục
Cho đến bao giờ nước lại trong ?

(Tặng Khóa 57 Rừng Núi Sình Lầy)
HUY VĂN
(Trên đường vào Chi Lăng, Thất Sơn)10-1973

NHẬP TRẬN


Đường vào Nông Sơn hoang tàn mộ địa
Dấu ấn binh đao, lửa đạn ngút trời
Tử khí chập chùng giăng tỏa nơi nơi
Chờ nhập trận, Lính đăm đăm tay súng.

Hòang hôn trải mù sương vào thung lũng
Hay lửa thù đang thả khói tang thương?
Lệnh thẩm quyền: chờ bóng tối dần buông
Sẽ đột kích, phá kiềng, và diệt chốt.

Bạn cố thủ trên chiến hào núi Một
Chờ viện binh từng đợt đến giải vây
Gần mà xa khi khóm lá, bụi cây
Mang dấu vết địch quân đang ẩn nấp.

Ngăn tiếp viện, pháo địch rơi dồn dập
Lưới tử thần, lửa hỏa ngục bủa vây
Súng nổ dòn: lại chạm địch đâu đây
Theo “ Cua Sắt “, Lính từng hàng tiến bước.

Khu kỹ nghệ phồn vinh bao năm trước
Giờ ngổn ngang gạch vụn, đá rêu phong
An Hòa ơi! Hoang phế đến chạnh lòng
Nhớ quá đỗi , thời an bình, thịnh vượng!

Vượt đồi sim, bám địa hình, định hướng
Tháo ba lô, dàn tuyến, rải hàng ngang
Đêm dần buông, mờ ảo dáng ngụy trang
Lính chong súng, sẵn sàng chờ đột kích.

Đất tung tóe: pháo đạn cày tuyến địch
Giờ tử sinh, thời gian đếm trong lòng
Đèn cầy (*) thắp sáng trời đêm: hiệu báo!
Lính nhoài người vượt tuyến, thét : “ Xung Phong! “

HUY VĂN

Tuesday, June 16, 2009

Nha Trang _ Ta gặp lại em.


Ta trở lại Nha Trang

Ta về thăm Đồng Đế
Ba mươi sáu năm từ khi rời xa quân trường mẹ
Ta về đây với bao nỗi bồi hồi
Đứng trước cổng trường, nhớ kỷ niệm buồn vui
Nhớ đồng môn,

nhớ bạn bè,

nhớ chiến hữu ...

Nhớ ngày di hành, nhớ đêm nằm gác
Nhớ khu chiến thuật, nhớ bãi bắn, nhớ đoạn đường chiến binh
Nhớ bãi “ruồi” rù rì, nhớ bãi tiên, nhớ ba làng,
Nhớ bánh mì đường, nhớ canh cá mối

Ta đi lại vài đoạn đường lúc trước
Nhớ những lần chinh phục đỉnh hòn khô
Trong tình cờ ta gặp được em,
Một đuôi đạn đồng rỉ sét
Em là chứng tích của một thời oanh liệt
Đã làm nên những trang sử hào hùng

Có những thằng đỏ lon
Có những thằng nằm xuống
Cho tự do,

Cho tổ quốc

Cho dân chủ

Cho ấm no

Nhưng hôm nay, ta trở lại chốn xưa
Bằng thân phận một người không tổ quốc
Quân trường ấy, bây giờ thay chủ
Ta ngậm ngùi, lệ ứa ướt hàng mi
Dưới chân ta, viên đạn cũ đợi người
Em nằm đó nhìn biển dâu, thay đổi
Anh không còn “ngàn năm thao diễn nghỉ”
Em vẫn còn “xõa tóc đợi chờ ai”

Nha Trang, chân bước ngập ngừng
Mênh mông biển cả, chập chùng núi non!

Lê Văn Thắng
Nha Trang 6/2009

The Beret







Wednesday, June 10, 2009

Về Cali nhớ bạn



Tôi đứng bên nay Thái Bình Dương
Cali chiều nắng ấm soi đường
Nhớ bạn bè tôi người nằm xuống
Trong cuộc hành trình giữ quê hương

Có đứa vùi thây dưới Trường Sơn
Miền Trung mưa lạnh gió từng cơn
Chôn lấp vội vàng poncho phủ
Lạnh mải mồ hoang khóc tủi hờn



Có đứa hy sinh miền Cao Nguyên
Kontum bụi đỏ nhuốm hồn thiêng
Từng đêm vất vưởng về trong gió
Như oán hờn ai lỡ ước nguyền

Có đứa ra đi trận Bình Dương
Quốc lộ Mười Ba xác ngập đường
Không cổ quan tài hàng nến đỏ
Không khăn tang trắng thoảng mùi hương

Có đứa không về đến Cà Mâu
Cữu Long con nước chảy về đâu
Đạn pháo xẻ thân thành mảnh vụn
Máu thấm phù sa đất đỏ màu

Dăm đứa còn đây buổi hôm nay
Nâng chén rượu nầy uống cho say
Ngày mai mổi đứa đi mổi ngã
Nhớ bạn tôi buồn buổi chia tay .

Lê Chiến khóa 8/72 CĐ 2/15 TK
Ngày Đại Hội TGB nam Cali 2009


Chuyện về hai người lính.


Hàng năm, cứ mỗi độ gần đến ngày cuối Tháng Tư. Hình như có một cái điều gì đó thôi thúc tôi, dù vô hình nhưng rất mãnh liệt, nhắc nhở tôi phải tìm một cách gì, để nói, viết, hay kể lại về cái chết không phải một, mà là hai người lính, trong hàng ngàn người lính, đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến, một cuộc chiến đã tàn lụi từ lâu, từ lâu lắm rồi, mà tôi biết rõ. Nó như là một món nợ tinh thần mà tôi có trách nhiệm phải trả. Khổ một nỗi, tôi văn thì dốt, mà võ thì nhát, cầm cây bút lên mà ý tưởng cùn lụt. Chữ nghĩa hạn hẹp, văn vẻ chẳng ra làm sao! Nhưng không nhẽ, mình lại chẳng làm một việc gì? Mặc dù, những chuyện này, tôi đã đôi lần kể cho một vài người biết, nhưng không đủ, nên tôi xin kể ra đây chuyện về hai người lính, mà cả hai đều đã hy sinh! Các anh đã hy sinh vô cùng hào hùng, trong chiến đấu ở những ngày cuối Tháng Tư năm 1975.

Theo thiển nghĩ của tôi, chuyện về họ chẳng cần tô son, điểm phấn. Nét hào hùng tiềm ẩn bên trong cung cách hành xử của các anh khi chiến đấu chống lại quân thù. Tự nó, đã nói nên tất cả tính hiên ngang, anh dũng cùng phẩm giá cao cả của những người lính trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Không cần cường điệu, chỉ ghi lại, nói lên một cách trung thực, đã làm nổi bật nên hình ảnh của những người lính tuyệt vời. Vinh quang vĩnh viễn là của họ, do đó tôi xin kể về họ:

Người thứ nhất..

Trần Thanh Tài là con út trong gia đình, có tới hai người anh làm việc tại xã, ấp. Giả sử như khi đến tuổi đi lính, nếu mà Tài không thích nhập ngũ, cứ nằm nhà chơi. Cảnh sát có mở cuộc hành quân, có đi lùng sục, kiểm tra, có gặp mặt, thì do quen biết với các người anh và cũng do ai cũng biết Tài, vì phần đông cảnh sát ở quận, ở tỉnh, ít nhiều đều quen biết cả gia đình, chắc cũng chả ai nỡ dám bắt bớ hay làm gì Tài được. Hoặc nếu như muốn, hai người anh cũng có thể kiếm cho em một chân làm một công việc gì đó trong xã, ấp, ở nhà mà vẫn hợp lệ quân dịch.

Thế nhưng không, Tài muốn đi lính. Cản không nổi, cuối cùng, để dung hòa, ông anh làm Phó xã trưởng, phụ trách an ninh, đã đưa em vào lực lựơng Nghĩa Quân, đóng ngay trong địa bàn Xã Hố Nai. Vừa thoả mãn dúng nhu cầu đòi hỏi của người em, lại vì ở gần nhà nên dễ bề coi sóc bảo bọc nhau. Đã ở Nghĩa Quân, mà còn đóng quân ở cái Xã Hố Nai, lại còn có anh đỡ đầu nữa thì chắc chắn chữ thọ của người lính là Tài, có đến 99,99 phần trăm là thọ, dù cuộc chiến có kéo dài bao lâu đi nữa cũng kệ. Cả gia đình và những người quen biết đều nghĩ và yên trí như vậy.

Cũng cần phải nói thêm về binh chủng này một tí, sau năm 1965, theo nhu cầu, QLVNCH. Thành lập binh chủng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân thay thế cho lính Bảo An Đoàn và Dân Vệ (còn gọi là lính làng). Nghĩa Quân được thành lập ở cấp trung đội, được huấn luyện và trang bị vũ khí, quân trang, quân dụng tương đương với các đơn vị bộ binh, được kéo ra khỏi thôn ấp, điều động đi khắp vùng trách nhiệm của quận hay chi khu, được bố trí canh giữ đồn bót, hành quân phối hợp với các đơn vị bạn và trở thành người lính chuyên nghiệp hơn. Chỉ có chút khác biệt là họ được ở gần nhà, và chỉ có vậy thôi. Hình ảnh những người Dân vệ cõng con đi gác, hay vừa gác thôn xóm vừa làm công việc vặt vãnh trong làng đã biến mất kể từ ngày có các đơn vị Nghĩa Quân. Thế nhưng người lính Nghĩa Quân có tên Tài thì khác, nó không hẳn là lính, không ra dân, mà cũng chẳng phải lính kiểng.

Ngày ngày, Tài ở nhà, chạy qua bên nhà máy cưa của ông anh, coi công việc làm ăn phụ cùng đứa cháu gái. Ít việc thì đi chơi đâu đó, như là thục bida, chơi bài cào, cát tê gì đó cho hết ngày. Tối đến mới tham gia canh gác cùng tiểu đội, hay dùng xe nhà chở tiểu đội đi tuần tiểu trong xã cùng ông anh theo nhu cầu. Buồn buồn, ở nhà ngủ cũng chẳng sao! Tiểu đội có phải biệt phái, hay tăng cường cho các đơn vị bạn, ở các xã trong Quận như: Trảng Bom, Bàu Cá, Long Hưng, Long Bình Tân, Tài chẳng bao giờ phải tham gia. Nghĩa là Tài cứ tà tà làm một người lính không giống ai như vậy.

Một ngày, đúng ra là vào một đêm, cỡ 4 giờ sáng, Việt Cộng tấn công vào đồn Cầu Suối Đỉa, nơi đóng quân của trung đội, trong đó có Tài, cuộc tấn công bất ngờ, làm kinh ngạc nhiều người!! Nhất là Suối Đỉa nằm ở địa phận Xã Hố Nai. Nơi có tiếng là khu dân di cư chống Cộng số 1. Tài không hề hấn gì, nhưng đơn vị bị thương vong năm Nghĩa Quân viên. Đơn vị được bổ sung quân số, tổ chức lại, Tài được gửi đi học khoá chỉ huy với chức vụ Trung đội phó.

Làm phó lúc có lúc không? Tài không chiụ trách nhiệm gì nhiều ở chức vụ này. Cho nên ông anh không cho Tài giữ chức Trung đội trưởng hay Tiểu đội trưởng, mà là Trung đội phó, để Tài dễ dàng trong công tác. Tiểu đội biệt phái đi công tác, không có Tài, trung đội đi, Tài không muốn, ở nhà cũng được vì có Trung đội trưởng đi rồi. Nói chung, qua sự bố trí công tác, Tài chẳng phải lo lắng gì nhiều về trách nhiệm của mình. Chỉ có lo cắt đặt các tiểu đội đi công tác, tăng cường, canh gác, trực đơn vị và đi họp thay Trung đội trưởng. Tưởng như thế là đời binh nghiệp của Tài, sẽ kéo dài cho đến ngày giải ngũ, vẫn còn nắm chắc được hai chữ an toàn.

Sở dĩ tôi hơi dài dòng về Tài một tí là để qúi vị dễ hình dung về anh, người lính chẳng có gì đặc biệt, anh bình thường như mọi người lính khác, cũng vui đời, yêu sống, sợ chết như ai, chỉ vì làm trai thời loạn, anh khoác áo chiến y nhưng chọn ở lại bảo vệ hậu phương, cho đồng đội anh ngoài tiền tuyến chiến đấu, cũng là công việc của người lính nhưng nhẹ nhàng và an toàn hơn. Thế mà Tài đã tử trận, tử trận rất anh dũng, trong chiến đấu vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, chống lại cuộc xâm lăng của Cộng quân.

Nghe tin Tài tử trận! Làm mọi người sửng sốt và ngạc nhiên, người ta không ngạc nhiên về việc Tài tử trận, mà người ta ngạc nhiên là tại sao vào những phút cuối cùng ấy Tài lại không bỏ đồn? Không bỏ đồn, mà anh còn ở lại chiến đấu, anh tử thủ? Đành rằng trong chiến tranh, người lính tử trận là chuyện bình thường, rất bình thường, vì ai mà tránh khỏi hòn đạn, mũi tên! Nhưng cái chết của Tài thì hơi khác, vì những ngày cuối Tháng Tư, hay nói cho đúng hơn là những ngày cuối của cuộc chiến. Nhiều đơn vị trong Quân đội, chỉ nhận đựơc lệnh rút lui, không còn tác chiến, nên có nhiều người lính, đánh nhau đâu mải tận miền Trung vẫn rút về đến Sài gòn nguyên vẹn. Thế mà trong khi đơn vị Tài đóng quân ở một nơi an toàn tuyệt đối, lại là một đơn vị chưa có bao giờ tác chiến, người ta hay nói đó là thứ lính cầu an, lính kiểng, lính chết nhát và nghĩ rằng: Các đơn vị như vậy chắc địch chưa đến đã bỏ đơn vị mà chuồn, chứ đánh đấm gì nổi, nhất là những ngày sôi động của tháng 4 năm 75, và người ta đã lầm..

Khi Sư Đoàn 18 bộ binh rút khỏi Xuân Lộc, Long Khánh. Các Chi Khu Định Quán, Kiệm Tân di tản, ngả ba Dầu Giây bị cắt, đơn vị đóng quân ở ngã ba Sông Thao, Bàu Hàm, Hưng Lộc rút đi và cuối cùng Yếu Khu Trảng Bom không còn, thì Đồn Cầu Suối Đỉa trở thành tiền đồn cuối cùng còn lại của Miền Nam trên Quốc lộ 1 vào thời điểm ấy. Tiền đồn mỏng manh ấy lại được trấn giữ bởi Trung Đội BHA-20, một trung đội Nghĩa Quân, quân số chưa tới 30 người! So với cuộc chiến quy mô, 30 tay súng chẳng làm đựơc gì nếu như không có sự trợ lực của các đơn vị bạn! Vậy mà mấy ngày trước, đơn vị phải chứng kiến hàng chục, hàng trăm ngàn người, cả dân lẫn lính, lũ lượt di tản đi ngang qua đồn, nơi đơn vị có nhiệm vụ giữ gìn an ninh và hướng dẫn các đơn vị bạn về các vị trí trú quân mới. Do đó, các anh cũng được chứng kiến biết bao những khuôn mặt, lo âu có, thất thần có, hoảng sợ có và cả căm phẫn cũng có! Nhưng hôm nay, thì những khuôn mặt đó đã thưa thớt dần, hay nói cho chính xác là không còn ai nữa. Trước mặt đơn vị giờ vắng hoe, dân chúng sống gần đồn sợ giặc Cộng. đã bỏ làng xóm đi hết, các đơn vị bạn không còn, đơn vị anh thật lẻ loi, tuy cánh quân Bắc Việt chưa tới, nhưng một vài đơn vị địa phương Cộng Sản đang từ từ áp sát.

Trung Đội Trưởng Thụy lấy cớ về Phân Chi Khu họp, giao Trung đội lại cho Tài chỉ huy. Tài có cho anh em rút khỏi đồn lúc này chắc cũng chẳng còn ai phản đối, chẳng ai khiển trách, vì chung quanh đơn vị anh, không còn đơn vị bạn nào có thể yểm trợ hay tiếp cứu cho đơn vị anh được nữa! Tiểu Đoàn 6 TQLC. Đựơc bố trí trấn ngang từ Trường Bộ Binh Long Thành qua đến QL1, cũng còn nằm cách sau anh đến 2 km. Tình thế như vậy mà Tài đã không cho anh em rút đi. Ai cũng thắc mắc về quyết định này của anh, tại sao anh lại không cho anh em rút? Thuộc cấp của anh ai cũng lo lắng, nhưng vẫn nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh cấp chỉ huy. Họ vẫn vững vàng tay súng tại các vị trí chiến đấu. Anh bố trí một tiểu đội giữ đường vào Ấp Tân Bắc, hợp cùng lực lượng Nhân dân Tự vệ, bảo vệ cho anh nếu như đơn vị phải rút khỏi đồn. Còn lại anh và đơn vị sẵn sàng trong tư thế tác chiến. Không cần lệnh anh vẫn tử thủ.

Toán quân tiền sát địch đã xuất hiện, chúng đã bắn lẻ tẻ từ xa nhắm vào đơn vị. Làm như chúng coi thường không muốn đánh, mà chỉ có ý bắn hù dọa. Ý đồ của chúng là làm cho đơn vị anh mất tinh thần, hoảng sợ mà tự ý bỏ chạy. Nhưng không, Tài không chạy và cũng không cho đơn vị bỏ đi, lại còn chờ cho địch đến gần hơn. Chúng chạy lờ ngờ thấp thoáng trước mặt, coi thường tất cả. Chúng nghĩ giờ này như không còn đơn vị nào của ta còn dám chống trả hay cản trở bước tiến chúng nữa. Khiến Tài cũng có chút tự ái của người lính, anh vẫn ra lệnh bắn trả, riêng anh với cây M 79. Anh thoăn thoắt đổi vị trí để dễ nhắm vào các nơi khả nghi để bắn. Anh đã gây thương vong cho địch và làm chậm lại bước tiến quân của chúng.

Một mặt anh cũng báo về Phân Chi Khu xin chỉ thị cấp trên và cũng xin yểm trợ cho đơn vị. Trong khi đó, địch sau một vài đợt tấn công thăm dò không có kết quả, chúng rất tức tối, vì gặp phải sự chống đối của một đơn vị mà chúng coi thường nhất! Giờ địch mới hiểu là lực lượng điạ phương của chúng không thể hoàn thành nhiệm vụ nhổ chốt Cầu Suối Đỉa. Nên chúng phải đợi quân tăng viện và cả súng nặng, đồng loạt mở cuộc tấn công áp đảo. Trước hỏa lực quá mạnh của địch, không có pháo yểm trợ, đơn vị khó lòng chống trả, trên cũng không thể gửi quân yểm trợ, và cho lệnh tùy tình hình, không giữ đựơc có thể bỏ đồn. Lúc này Tài thấy nhiệm vụ cầm chân địch đã hoàn thành, anh mới cho anh em rút. Anh dùng súng M 79 bắn chặn yểm trợ cho anh em. Khi chỉ còn lại mấy tay súng chót sắp rút ra khỏi đồn, anh vừa bắn, vừa ra lệnh và đôn đốc anh em rời vị trí. Còn riêng anh vẫn nghi binh chạy qua chạy lại các hầm để bắn. Cuối cùng, một trái B 40 bay tới trúng nơi hầm trú ẩn của anh, hầm xập và Tài đã hy sinh! Lúc ấy là 12 giờ trưa ngày 27 tháng 4 năm 1975. Cái chết của anh không có gì đặc biệt, nhưng nhờ sự chiến đấu ấy mà cộng quân bị chậm lại mấy tiếng đồng hồ, không tiến được qua cầu, nơi đơn vị anh có trách nhiệm trấn giữ. Và chúng chỉ qua được sau khi anh đã anh dũng hy sinh.



Người thứ nhì.



Khác với Tài, người thứ hai tôi xin kể ra đây, tôi mù tịt về anh, về đời tư của anh, cả cái tên anh để vinh danh anh tôi cũng không biết nốt! Chỉ biết anh mang cấp bậc Trung Úy Thiết giáp, đơn vị thuộc Lữ đoàn 3 (?). Liền sau khi đồn Suối Đỉa sắp mất thì đơn vị anh được điều động về, thế vào chỗ trống. Với một chiếc M 48 và 2 chiếc M 113. Anh cho bố trí đơn vị cách Cầu Suối Đỉa chừng hai trăm mét, nằm trong Ấp Tân Bắc, hai chiếc M 113 bảo vệ cho chiếc M 48 chỉa súng nhắm sẵn vào con đường độc đạo, chạy từ cầu Suối Đỉa lên. Chỗ này đặc biệt là một sườn đồi dốc đứng, khi làm đường số 1, người ta đã phải xẻ đồi thấp xuống để cho đường thoai thoải, đúng độ dốc mà xe cộ có thể chạy lên được. Do đó, mà nó giống như một cái khe. Xe nào muốn đi về Biên Hoà, Sài Gòn đều phải bắt buộc đi qua đoạn đường này, không có con đường nào khác thay thế được. Từ dưới dốc đi lên chừng hơn 100 mét có một khúc quẹo nhẹ. Anh cho chiếc M 48 nằm trong lề đường chuẩn bị tư thế sẵn sàng chiến đấu nếu xe tăng địch tiến vào khu vực tử địa do anh quy định.

Bố trí xong đơn vị trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, anh dẫn theo vài người lính đi quan sát địa thế, cùng tuần tra chung quanh nơi đơn vị đóng quân, định sẵn các kế hoạch tác chiến cho mọi tình huống, cắt đặt cho anh em canh gác, nấu ăn, nghỉ ngơi, xong đâu vào đấy, anh trở về xe ngồi hút thuốc nói chuyện cùng anh em binh sĩ.

Đang trong lúc chờ và đợi địch đến, anh nhận được lệnh trên, yêu cầu đơn vị anh di chuyển về vị trí khác, đây không biết là lần anh nhận lệnh di chuyển thứ bao nhiêu? Trong suốt hơn một tháng trời qua, đơn vị anh đã được điều động đi khắp nơi trong lãnh thổ của Quân Đoàn 3. Đi nhiều đến độ chiếc M 48 đã quá thời gian bảo trì mà chưa được đưa về quân xưởng bảo trì. Nhận được lệnh, anh hơi bất bình với cấp trên, tình hình chiến sự hết sức sôi động, mà đơn vị anh, thực sự chưa được đánh trận nào! Địch lại đang áp sát hậu cứ liên đoàn, chỗ anh đóng quân hiện thời chỉ cách hậu cứ có hơn 3 km chứ mấy? Đúng lúc đó Trưởng xa M 48 báo cáo chiếc xe không nổ máy được, không có thời gian để sửa chữa, anh cho lệnh phá hủy những vũ khí và các thiết bị quan trọng trong xe, mình anh lấy theo 3 cây M 72, rồi ra lệnh cho anh em theo hai chiếc M 113 di chuyển, anh ở lại, với một quyết định riêng cho mình, mặc cho anh em binh sĩ dưới quyền năn nỉ mấy, anh cũng không theo đơn vị di chuyển. Anh ở lại đơn độc chiến đấu với địch. Có một cụ già ở gần đó, vì già không đủ sức để bỏ đi, nên phải ở lại coi nhà, đã chứng kiến được từ khi đơn vị anh mới đến cho mãi đến lúc này, thấy vậy mới ra góp ý:

“Trung úy ơi, cơ trời vận nước, thời thế đã như vậy rồi, thôi Trung úy đi với anh em đi. Sống chết có nhau, với lại anh em binh sĩ cũng cần phải có người chỉ huy nữa chứ, Trung úy nghe tôi đi, mình chẳng còn đủ thì giờ để cứu vãn được tình hình nữa đâu.’’

Nghe thế anh điềm đạm trả lời cụ:

“Cám ơn cụ đã khuyên cháu, cụ cứ an tâm về nghỉ, cháu đã biết, cháu phải làm gì rồi.’’

Chờ cụ già đi khỏi anh vác súng đi đến đầu khe dốc ngồi, kéo mấy cây M 72 ở vị trí sẵn sàng và bình tĩnh ngồi hút thuốc chờ địch. Cụ già về nhà nhưng cứ băn khoăn mãi về người sĩ quan thiết giáp ấy, nên cứ để tâm theo dõi xem anh ta làm gì, sẽ làm gì? Do đó, mà cụ đã được chứng kiến hành động hào hùng, mưu lược, dũng cảm, anh hùng của Người Sĩ Quan ấy.

Cỡ hơn hai giờ sau, nghe như có tiếng xích sắt của bánh xe tăng địch, từ phía bên kia cầu vọng lại, chúng thận trọng chạy chậm qua cầu dọ dẫm, thấy không có gì khả nghi, chúng ra lệnh đoàn xe tiến tiếp. Vừa chạy đến đầu khúc quẹo, chiếc T 54 đi đầu thấy chiếc M 48 chĩa nòng súng nhắm thẳng vào mình, lọt vào kế nghi binh của anh, nó thắng lại, chưa kịp báo cáo hay phản ứng gì, thì một trái M 72 ở khoảng cách rất gần, nhắm nó phóng ra, không thể nào trật nổi, làm nó nổ tung bốc cháy, Là một sĩ quan thiết giáp, anh biết rất rõ những điểm yếu của từng loại chiến xa địch, do đó khi anh bắn lại ở khoảng cách gần như vậy, hỏi làm sao chúng có thể thoát nổi?

Sau trái đạn đầu tiên với kết quả đó, những chiếc chạy sau hoảng sợ, ngưng và lùi lại xa nghe ngóng. Cỡ 10 phút sau thấy im chúng lại cho lệnh một chiếc T 54 tiến lên, cũng đúng vị trí chiếc thứ nhất, chiếc T 54 cũng lập lại y hệt với sự cẩn thận hơn, chúng vừa chuẩn bị bắn chiếc M 48 hư, thì không còn kịp nữa, trái M 72 đã nổ ngay phần hiểm của chiếc xe khiến cho nó cháy theo. Không như lần trước bị bắn bất ngờ, lần này chúng đã chuẩn bị sẵn, phái tiếp một chiếc T 54 tiến lên nấp theo 2 chiếc xe đã cháy để bắn trả, nhưng vô ích thôi, vì linh hồn của chiếc M 48 đang ở trên đầu nó chờ đợi sẵn, và đã đưa nó theo cùng số phận của hai chiếc đi đầu.

Kể như lúc này anh có thong thả bỏ đi cũng còn kịp chán, vì địch bị một vố rất nặng, chưa làm ăn gì được mà cỡ chưa tới nửa giờ đồng hồ, chúng bị mất đến 3 chiếc xe tăng, phải mất bao công lao chúng mới còn giữ và đưa lọt được qua bao chiến trường từ miền Bắc vào. Giờ thì địch rất hoảng sợ, chúng gặp phải những người lính ngoan cố, chúng rút về bên kia cầu, cho bố trí đội hình, đợi bọn bộ binh đến tháp tùng, mở rộng hàng ngang. Lùng sục mới dám tiến lên. Trong khi đó anh vẫn ung dung ngồi rút thuốc ra hút, sau vài điếu, anh đứng dậy sửa lại quân phục, sau đó rút khẩu Colt 45 đã nạp đạn sẵn, tỉnh bơ đưa lên đầu anh bóp cò, anh đã hiên ngang tìm cái chết, để đền nợ nước, chứ nhất định không để lọt vào tay giặc.

Phải đến nửa giờ sau đó, địch thận trọng cho bộ binh tiến đến gần chiếc M 48. Chúng quan sát thấy chiếc xe nằm bất động, không có biểu hiệu gì là nó vừa bắn cháy của chúng đến 3 chiếc tăng. Cùng lúc có toán quân báo cáo, có một tên Trung úy (ngụy) nằm chết, trong tay hắn còn cầm khẩu súng lục, và bên cạnh hắn có 3 cái võ M 72, chỗ hắn nằm ngay bên trên đỉnh đồi, chỗ 3 chiếc tăng bị bắn cháy. Khỏi phải nói, bọn chỉ huy tức tối vô cùng, chúng đã lôi xác anh ra đường hèn hạ trả thù ngay cả với xác chết.

Chuyện về người lính thiết giáp ở trên do người dân ấp Tân Bắc, Hố nai kể lại. Ông kể cho tôi nghe, không biết bao nhiêu lần? Sau mỗi lần kể, ông vừa chép miệng, vừa gật gù thán phục, miệng cứ khen tuyệt! tuyệt! và cứ tiếc mãi về anh, người sĩ quan mưu lược, dũng cảm cùng ước ao: Giá như tôi biết viết thành truyện, để viết kể lại được câu chuyện này với mọi người thì hay biết mấy!!

Cụ Trùm ơi, hôm nay tôi thay cụ kể lại đây, chắc là cụ không còn được đọc nữa, nhưng chẳng sao, đã có nhiều người đọc thay cụ, để vinh danh anh, người anh hùng mà cụ đã kể cho tôi rất nhiều lần, chắc hẳn câu chuyện về anh đã nằm sâu trong tâm khảm của cụ biết bao ngày qua, kể từ ngày mất nước cụ nhỉ?

Hai câu chuyện trên tôi vừa kể rất thật, vì bạn đọc nào ở Hố Nai, chắc chắn cũng ít ra biết, hoặc nghe danh đến ông Trần Thu Lương, Phó Xã Trưởng phụ trách an ninh của Xã Hố Nai, và Tài là em ruột của ông, nhất là những người đã sống ở các ấp gần cầu Suối Đỉa, chắc ai cũng biết đến Tài.

Còn chiếc M 48, sau ngày 29 tháng Tư, tại Ấp Tân Bắc, ngay tại quán thịt cầy ông Ba Kiệm, ai có dịp đi ngang qua khu vực này đều đã nhìn thấy nó, sau đó đến gần 1 năm, chúng mới cho dời đi. Còn 3 chiếc tăng của địch chúng cho kéo dấu vào khu vực đường cây Mít Nài, bên trong sau Ấp Tân Bình. Dân ở đó ai cũng biết, và chính tôi cũng tận mắt nhìn thấy.

Những dòng chữ thô thiển này, được viết hôm nay là nhằm để vinh danh đến các anh, những người trai hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu, trên các mặt trận, ở khắp mọi miền đất nước, để bảo vệ Miền Nam Tự do. Và tôi người chỉ làm cái công việc kể lại cho mọi người cùng biết về những tấm gương chiến đấu hào hùng của các anh, mà tôi biết rất rõ, như một nén hương lòng thành kính nhớ đến các anh, và viết được nó ra rồi thì tâm hồn tôi nhẹ nhõm, như là vừa trả xong món nợ, món nợ mà tôi đã thiếu các anh từ khi tôi được biết các chuyện này.

Melbourne, Ngày 30 Tháng 1 Năm 2002.

MX Trần Văn Minh.

Ghi chú: Bài này, Tháng Tư Năm 2006, trong loạt bài kỷ niệm Tháng Tư, đã được ông Quốc Việt phát thanh trên Đài SBS chương trình phát thanh toàn quốc của Úc châu. Sau đó, vào Năm 2007. Tôi gửi bài này để đăng trên Báo Người Việt tại Mỹ, và gia đình của người sĩ quan thiết giáp đã nhận ra nhân vật trong câu chuyện trên giống với thân nhân của mình, và gia đình đã liên lạc với tác giả bài viết và kể lại như sau:

Gia đình hiện sống tại Califonia nơi có tòa báo Người Việt, nhưng lại không đọc báo Người Việt, con gái cụ sống ở New York, vì sống xa người nhà nên lại mua Báo Người Việt dài hạn, nhờ đó chị đã tình cờ đọc được chuyện trên, người nhà đã kể lại như sau:

28 Tháng Tư, Năm 1975. Gia đình cụ sống tại Ngã Ba Hàng Xanh, cứ ngóng tin người con trai là trung úy Lê Văn Cao, tốt Nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt Năm 1972 và về phục vụ trong binh chủng Thiết giáp. Bỗng thấy đoàn xe của đơn vị anh đi qua, người lính trên xe là thuộc cấp của anh thấy người nhà anh nên báo tin anh bị thương nặng, không về theo đơn vị được, xe chạy qua, tiếng được tiếng mất, người em anh lấy xe Honda đuổi theo hỏi cho rõ ràng hơn, nên được kể là anh bắn cháy 3 chiếc T 54 của Việt Cộng, rồi bị thương nặng, không kịp tải thương.

Nghe được như vậy, gia đình cứ lo đi đến các bịnh viện để tìm xem anh có được mang về nhà thương nào cứu chữa hay không? Sau Ngày 30 Tháng Tư, trên đường đi Long Khánh, khi đi qua chiếc xe tăng M 48. Cụ Lê Văn lần nào cũng xuống dò tin tức con, bên đường một ngôi mộ còn mới với cây thánh gía mà dân chúng đã chôn cất người sĩ quan ấy có hàng chữ Nguyễn Văn Cao. Thấy khác họ, cụ đã không nhận là con mình, để từ đó đến nay, hơn 30 năm đã trôi qua, cụ vẫn còn ngóng tin người con trai yêu dấu của mình, và hôm nay, đọc được chuyện này, cụ đã nhớ lại ngôi mộ xưa của con, mà nay ở quá xa, lại do tuổi già sức yếu, không thể về để tìm mộ con được.. Nhờ đó mà tôi biết người sĩ quan hào hùng này tên là Trung úy Lê Văn Cao. Dân Võ bị Đà Lạt ra trường Năm 1972.